Nhân loại có thể khám phá Sao Thiên Vương vào năm 2032

Có vẻ như sự bí ẩn và cả những hấp dẫn của Sao Thiên Vương khiến chúng ta không thể bỏ qua. Một nhóm các nhà khoa học nghiên cứu về hành tinh đã thống nhất rằng, đã đến lúc phải gửi một tàu thăm dò liên hành tinh để nghiên cứu hành tinh khí khổng lồ Uranus. Họ cũng lập luận rằng một chuyến đi vào khoảng năm 2032 "là khả thi trên các phương tiện phóng hiện có".
Điều đó cũng có nghĩa là cộng đồng khoa học đang vô tình gây áp lực, buộc NASA phải xây dựng và phóng cái mà họ gọi là Tàu quỹ đạo và tàu thăm dò Thiên Vương tinh (UOP). Không chỉ đơn giản là việc quay quanh quỹ đạo của nó, tàu thăm dò có thể tách ra một phần nhỏ của nó để đi thẳng xuống vực sâu lạnh giá của Sao Thiên Vương.

Sứ mệnh cao cả: tìm hiểu cấu trúc của 'người khổng lồ băng' sao Thiên Vương

Nếu sứ mệnh này được tiếp tục, hành trình của UOP đến Sao Thiên Vương có thể cung cấp thông tin chuyên sâu nhất từng được thu thập về tảng băng khổng lồ này. Cho đến nay, chỉ có một con tàu vũ trụ duy nhất đã đến thăm Sao Thiên Vương, đó là Voyager 2 của NASA, và nó chỉ thực hiện một chuyến bay vào năm 1986 - cách đỉnh mây của hành tinh khoảng 50.700 dặm (81.593 km).
Nhân loại có thể khám phá Sao Thiên Vương vào năm 2032
Nhưng đó là một chuyến bay khá chóng vánh, nhưng vào thời điểm đó, những công nghệ cũ của Voyager 2 hiện không còn tôn tại đã tiết lộ những bí mật xung quanh Sao Thiên Vương, bao gồm một vài mặt trăng mới và một vòng tròn phát triển hoàn chỉnh trên quỹ đạo của người khổng lồ băng này. Nhưng giờ đây, việc đặt một tàu quỹ đạo và tàu thăm dò ở gần Sao Thiên Vương có thể mang đến nhiều bất ngờ hơn nữa.
Như vậy, chúng ta có quyền hy vọng đến khoảng 1 thập kỷ nữa, những bí ẩn về cấu tạo chính xác của Sao Thiên Vương sẽ được tiết lộ. Các nhà khoa học cũng đã có những nghi ngờ hành tinh này được tạo ra chủ yếu từ hydro, heli, đá và đá, nó cũng sẽ là gợi ý để chúng ta có thể khám phá nhiều điều về bản chất của hệ mặt trời. Hiện tại, chúng ta có rất ít hiểu biết về cấu trúc bên trong của hành tinh này.
Giáo sư Jonathan Fortney của UC Santa Cruz nói rằng "Đã có một giả định từ lâu về cấu tạo của hành tinh này, nhưng chúng ta không thực sự biết về nó. Nhưng gửi một tàu thăm dò đến và vào hành tinh Uranus sẽ làm được nhiều hơn là tiết lộ những gì đang diễn ra ở đó. Nó cũng có thể cho chúng ta biết về những điều thú vị của vũ trụ rộng lớn hơn."



Mục tiêu lớn tiếp theo của khoa học vũ trụ

Những hành tinh nằm ngoài hệ mặt trời của chúng ta bị áp đảo bởi những "người khổng lồ băng" giống như Sao Hải Vương và Sao Thiên Vương - được cho là những cấu trúc có chứa lõi đá lớn hơn - ngoài các nguyên tố nặng hơn hydro và heli thường thấy trong các sao khổng lồ khí lớn hơn, như Sao Mộc và Sao Thổ. Trên thực tế, Sao Hải Vương và Sao Thiên Vương là hai hành tinh trong hệ Mặt Trời chưa được ghé thăm tàu vũ trụtừ Trái đất, mặc dù "chúng là một trong số những hành tinh phổ biến nhất ngoài kia."
Với một chuyến thăm đầu tiên vào năm 1986 và một cuộc khảo sát bị thất bại vào năm 2011, một sứ mệnh của Sao Thiên Vương thứ ba được ưu tiên cao nhất trong nhiều sứ mệnh vũ trụ. Cùng với một chuyến thám hiểm Sao Hỏa để tìm kiếm dấu hiệu của sự sống trên Hành tinh Đỏ, hay một cuộc điều tra tìm hiểu về Europa - nơi được nghi ngờ là có những vùng nước nông và cả lớp nước sâu hơn có thể xuất hiện sự sống. Nếu mọi việc suôn sẻ, sứ mệnh UOP tới sao Thiên Vương (mặc dù hiện tại vẫn chỉ mới được đề xuất và chưa được phê duyệt) hy vọng có thể thực hiện được để khám phá độ sâu âm u của người khổng lồ băng vào thời điểm trong tương lai gần, và nó có thể là một chuyến phiêu lưu kéo dài rất lâu.


>>> Sự sống trên mặt trăng sao Mộc.
Nguồn interestingengineering
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top