Nhẫn nhục hàng chục năm chờ thời, chỉ 1 sai lầm này của Tư Mã Ý đã đặt dấu chấm hết cho con cháu đời sau

Nan Đắc Hữu Tình Nhân
Nan Đắc Hữu Tình Nhân
Phản hồi: 0

Nan Đắc Hữu Tình Nhân

Quan Thục Di
Thành viên BQT
Tư Mã Ý đóng vai trò rất lớn trong việc thành lập nhà Tấn. Nếu không có sự nhẫn nhịn của ông, nhà Tấn có lẽ đã không xuất hiện trong chiều dài lịch sử của Trung Quốc.

Ban đầu Tư Mã Ý chỉ là một "thư ký" như cách gọi thời nay dưới trướng Tào Tháo. Tuy có tài nhưng chưa đủ ảnh hưởng đến đại cuộc. Kinh qua mấy chục năm "nằm vùng", ông đã trở thành nhân vật hàng đầu của nhà Ngụy, quyền cao chức trọng. Quan trọng là cả Hoàng đế và quần thần đều rất kính trọng và tin tưởng Tư Mã Ý, ai cũng nghĩ rằng ông là tướng trung thành nhất!

Nhưng ngay khi ai cho rằng Tư Mã Ý sẽ là Gia Cát Lượng tiếp theo, ông đã trắng trợn phát binh tấn công Tào Sảng, cuối cùng thành công khống chế được thế lực của Tào Ngụy. Có thể nói, nếu không có sự ẩn nhẫn của Tư Mã Ý, căn bản nhà Tấn không thể được thành lập, Tư Mã gia càng không thể thay thế Tào gia, trở thành bá chủ thiên hạ!

1737601746825.png


Nhưng chỉ một trăm năm sau, gia tộc Tư Mã đã hứng chịu sự hủy diệt kinh khủng. Với sự trỗi dậy của Lưu Dụ, tức Lưu Tống Vũ đế (vị hoàng đế khai quốc của nhà Lưu Tống trong lịch sử Trung Quốc), con cháu của Tư Mã Ý bị tàn sát dã man, gần như không còn ai sống sót. Thiên hạ khó đoán, ai có thể ngờ rằng gia tộc giàu có hàng đầu trăm năm trước lại bị diệt vong trong chớp mắt. Điều khiến mọi người thắc mắc nhất là, Tư Mã gia đắc tội với ai? Tại sao lại bị tàn sát?

Hung thủ đứng sau vụ thảm sát gia tộc Tư Mã​

Mặc dù bề ngoài, Lưu Dụ và thuộc hạ đã tàn sát gia tộc Tư Mã, nhưng trên thực tế, hung thủ đằng sau chính là tổ tiên của dòng họ Tư Mã! Tại sao lại nói như vậy? Hãy cùng xem gia tộc của Tư Mã Ý đã từng bước lấp đầy hận thù, khiến người khắp thiên hạ oán hận như thế nào!

1. Đi ngược với lời thề năm xưa​

Trước đó, ở Trung Quốc cũng có những cuộc tranh giành quyền lực nhưng ít đẫm máu hơn nhiều, tất cả đều giữ lời hứa và giữ một giới hạn nhất định: Không giáng họa cho người nhà!

Thế nhưng, Tư Mã Ý đã phá bỏ lời thề Lạc Thủy. Được biết, lời thề Lạc Thủy có liên quan đến thời điểm Tư Mã Ý khuyên Tào Sảng đầu hàng. Ông đã cử Hứa Sung và Trần Thái đến thuyết phục Tào Sảng, hứa rằng chỉ cần giao binh quyền thì Tào Sảng vẫn được giữ tước vị và tài sản.

Đương nhiên Tào Sảng không ngốc nghếch đến mức tin ngay vào lời nói suông này, trừ phi Tư Mã Ý phải có hành động thực tế. Thế là, với 40 năm tiếng tăm hiển hách và danh dự của Tư Mã thị, Tư Mã Ý đã đứng trước quan trường Ngụy quốc, có sông núi và trời đất chứng giám, chỉ vào dòng thác đang chảy (lạc thủy) mà phát lời thề, bảo đảm không phụ Tào Sảng, nếu không chính là nghịch thiên.

1737601762881.png


Thế nhưng Tư Mã Ý đã đi ngược lại lời thề để "diệt cỏ phải diệt tận gốc". Thay thời đổi vận, sóng sau xô sóng trước, người dấy binh làm loạn hòng chiếm lấy ngôi vị cũng làm theo cách này. Lưu Dụ cũng giết tất cả những người trong gia đình Tư Mã khi nắm quyền.

Vì dã tâm của mình, Tư Mã Ý hoàn toàn không quan tâm đến sự an toàn của thế hệ tương lai, đã phá vỡ giới hạn của tranh giành quyền lực và gây ra bi kịch cho hậu bối!

2. Giết Hoàng đế giữa đường​

Ở thời xưa, Hoàng đế là một sự tồn tại vĩ đại, là "con của trời". Cho dù tàn ác như Đổng Trác hay Tào Tháo, cũng không xuống tay tàn độc với Thiên tử triều Hán. Vì nếu động thủ với Hoàng đế, cũng gián tiếp cho thiên hạ thấy rằng kẻ làm Hoàng đế cũng bị thay thế, người khác cũng có thể ngồi lên ngai vị này. Đó cũng chính là lý do khi Tào Phi soán ngôi nhà Hán, ông để Hán Hiến đế thoái vị, chứ không giết.

Tuy nhiên, Tư Mã Chiêu, con trai của Tư Mã Ý, đã dàn dựng một cảnh giết chết Hoàng đế trên đường, điều này đã hoàn toàn phá vỡ sự kính sợ của người dân đối với Thiên tử! Từ đó mọi người đều biết, giết Hoàng đế cũng được, không có gì phải sợ, chỉ cần có binh lính trong tay, thiên hạ cũng có thể thuộc về mình.

Kể từ đó, binh đao loạn lạc, thay đổi triều đại liên tục, các cuộc đảo chính ******* hàng loạt, ai cũng muốn làm Hoàng đế. Sau khi lên nắm quyền, Lưu Dụ tự nhiên làm theo tổ tiên Tư Mã gia, giết chết Hoàng đế, thuận tiện quét sạch cả gia tộc Tư Mã.

3. Chọn người kế vị kém trí tuệ, gây loạn thế​

Tư Mã Viêm sáng lập triều đại Tây Tấn, tức Tấn Vũ đế, vốn là một vị Hoàng đế đầy triển vọng, nhưng trước khi chết đã chọn nhầm người kế vị, dẫn đến loạn thế, sinh linh diệt vong!

1737601778342.png


Khi thành lập nhà Tấn, Tấn Vũ đế lo ngại về sự ổn định của triều đại, và tin rằng triều đại trước đó - Tào Ngụy - đã bị thất bại do không trao quyền cho các hoàng thân của Hoàng đế. Vì thế ông đã trao binh quyền tại các địa phương cho các chú, anh em họ và các con trai. Điều này trớ trêu thay đã dẫn đến sự hỗn loạn của nhà Tấn, khi các thân vương nắm binh quyền đã đua nhau làm phản, tạo ra cuộc hỗn chiến tranh chấp quyền lực đã gần như phá hủy nhà Tấn và buộc triều đại này phải di chuyển đến vùng phía nam sông Hoài.

Việc triều chính, Tấn Vũ đế dựa vào hai đại thần Giả Sung và Vệ Quán là hai người từng theo giúp Tư Mã Chiêu cuối thời Ngụy trước kia.

Tấn Vũ Đế có con cả Tư Mã Trung vốn là người đần độn. Sau khi Tấn Vũ Đế Tư Mã Viêm băng hà, Thái tử Tư Mã Trung lên thay, tức Tấn Huệ Đế, Thái tử phi Giả thị được phong làm Hoàng hậu. Ngay sau cái chết của Tấn Vũ Đế, nhà Tấn bắt đầu suy yếu vì Huệ Đế không điều hành nổi triều đình. Giả thị giết đại thần, nắm đại quyền lại làm các việc *** loạn, khiến các hoàng thân đồng loạt nổi lên làm loạn, gây ra Loạn bát vương và Ngũ Hồ loạn Hoa dẫn tới sự diệt vong của nhà Tây Tấn, tất cả chỉ khoảng 26 năm sau khi Vũ Đế mất.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top