dangkhoabg1997
Pearl
Bộ Y tế Nhật Bản mới đây vừa công bố, số người trên 100 tuổi ở nước này được ước tính cao kỷ lục, lên đến 86.510 người. Trong đó, nam giới trên 100 tuổi lần đầu vượt mốc 10.000 người.
Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Xã hội Nhật Bản cho biết, số lượng người cao tuổi tính đến ngày 15/9 tăng 6.060 người so với cùng kỳ năm trước, đánh dấu năm thứ 51 liên tiếp Nhật Bản ghi nhận số người cao tuổi tăng.
Tiệc mừng thọ 118 tuổi của cụ bà Kane Tanaka
Trong số 86.510 người dân Nhật Bản trên 100 tuổi, phụ nữ chiếm 88,4%, tương đương 76.450, tăng 5.475 so với một năm trước đó. Dữ liệu cho thấy nam giới đạt 10.060 người, tăng 585.
Năm 1963, một cuộc khảo sát dân số cho thấy số người sống thọ đến 100 tuổi ở Nhật Bản là 153 người, sau đó tăng lên 1.000 vào năm 1981 và nhảy sang mốc 10.000 vào năm 1998. Phần lớn sự gia tăng dân số già đến từ những tiến bộ về công nghệ y học.
Vào tháng 7, cơ quan y tế Nhật Bản cho biết tuổi thọ trung bình ở Nhật Bản đã tăng lên mức cao kỷ lục vào năm 2020 – 87,74 đối với phụ nữ và 81,64 đối với nam giới. Đây là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Điều này kéo theo tỷ lệ sinh giảm. Đáng nói hơn cả, số trẻ em được sinh ra ở nước này hiện đang thuộc hàng thấp nhất thế giới.
Ước tính, số người già từ 65 tuổi trở lên ở Nhật Bản sẽ chiếm gần 40% tổng dân số vào năm 2060, tăng gần gấp đôi so với mức 23% của năm 2010.
Kane Tanaka, cụ bà 118 tuổi đang sinh sống ở tỉnh Fukuokha, được ghi nhận là người phụ nữ Nhật Bản cao tuổi nhất. Bà được Kỷ lục Guiness thế giới công nhận là người sống thọ nhất thế giới. Tanaka sinh vào năm 1903, thời điểm anh em nhà Wright (Mỹ) lần đầu tiên lái thử nghiệm thành công máy bay sử dụng động cơ trên thế giới.
Trong khi đó, ở nam giới, ông Mikizo Ueda 111 tuổi được cho là người đàn ông Nhật Bản cao tuổi nhất.
Thống kê cho thấy, tỉnh Shimane là địa phương có số người trên 100 tuổi tính trên 100.000 dân cao nhất, với tỷ lệ 134,75. Tiếp theo sau là tỉnh Kochi và Kagoshima, lần lượt là 126,29 và 118,74.
Tỉnh có tỷ lệ người già thấp nhất là Saitama, với tỷ lệ 44,42, tiếp đến là tỉnh Aichi và Chiba, với tỷ lệ lần lượt là 44,42 và 49,12. Tỷ lệ trung bình trên cả nước là 68,54.
Nguồn: Kyodo News+
Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Xã hội Nhật Bản cho biết, số lượng người cao tuổi tính đến ngày 15/9 tăng 6.060 người so với cùng kỳ năm trước, đánh dấu năm thứ 51 liên tiếp Nhật Bản ghi nhận số người cao tuổi tăng.
Trong số 86.510 người dân Nhật Bản trên 100 tuổi, phụ nữ chiếm 88,4%, tương đương 76.450, tăng 5.475 so với một năm trước đó. Dữ liệu cho thấy nam giới đạt 10.060 người, tăng 585.
Năm 1963, một cuộc khảo sát dân số cho thấy số người sống thọ đến 100 tuổi ở Nhật Bản là 153 người, sau đó tăng lên 1.000 vào năm 1981 và nhảy sang mốc 10.000 vào năm 1998. Phần lớn sự gia tăng dân số già đến từ những tiến bộ về công nghệ y học.
Vào tháng 7, cơ quan y tế Nhật Bản cho biết tuổi thọ trung bình ở Nhật Bản đã tăng lên mức cao kỷ lục vào năm 2020 – 87,74 đối với phụ nữ và 81,64 đối với nam giới. Đây là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Điều này kéo theo tỷ lệ sinh giảm. Đáng nói hơn cả, số trẻ em được sinh ra ở nước này hiện đang thuộc hàng thấp nhất thế giới.
Ước tính, số người già từ 65 tuổi trở lên ở Nhật Bản sẽ chiếm gần 40% tổng dân số vào năm 2060, tăng gần gấp đôi so với mức 23% của năm 2010.
Kane Tanaka, cụ bà 118 tuổi đang sinh sống ở tỉnh Fukuokha, được ghi nhận là người phụ nữ Nhật Bản cao tuổi nhất. Bà được Kỷ lục Guiness thế giới công nhận là người sống thọ nhất thế giới. Tanaka sinh vào năm 1903, thời điểm anh em nhà Wright (Mỹ) lần đầu tiên lái thử nghiệm thành công máy bay sử dụng động cơ trên thế giới.
Trong khi đó, ở nam giới, ông Mikizo Ueda 111 tuổi được cho là người đàn ông Nhật Bản cao tuổi nhất.
Thống kê cho thấy, tỉnh Shimane là địa phương có số người trên 100 tuổi tính trên 100.000 dân cao nhất, với tỷ lệ 134,75. Tiếp theo sau là tỉnh Kochi và Kagoshima, lần lượt là 126,29 và 118,74.
Tỉnh có tỷ lệ người già thấp nhất là Saitama, với tỷ lệ 44,42, tiếp đến là tỉnh Aichi và Chiba, với tỷ lệ lần lượt là 44,42 và 49,12. Tỷ lệ trung bình trên cả nước là 68,54.
Nguồn: Kyodo News+