Bỉ Ngạn Hoa
Moderator
Các tần số dành cho trạm thu phát sóng viễn thông trên không do Nhật đề xuất đã được áp dụng làm tiêu chuẩn toàn cầu, mở đường cho công nghệ này trở nên khả thi về mặt thương mại ngay từ năm 2025.
Hội nghị Thông tin Vô tuyến Thế giới (World Radiocommunication Conference) gần đây nhất được tổ chức từ tháng 11 đến giữa tháng 12 tại Dubai đã đồng ý áp dụng bốn dải tần làm tiêu chuẩn quốc tế cho các trạm thu phát sóng viễn thông trên không.
Vệ tinh khí quyển (HAPS) hoạt động như trạm thu phát sóng di động trên không.
Trạm thu phát sóng viễn thông trên không sẽ sử dụng các băng tần 1,7 gigahertz, 2 GHz và 2,6 GHz làm tiêu chuẩn toàn cầu. Ba tần số này đều là những tần số cốt lõi của ngành thông tin di động. Ngoài ra, băng tần "bạch kim" từ 700 đến 900 megahertz, cho phép cải thiện các dịch vụ di động, sẽ hoạt động ở Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ và một số nơi ở Châu Á.
Cả bốn dải tần số trên hiện đã được sử dụng cho các vệ tinh khí quyển (HAPS). HAPS bay ở độ cao từ 18 đến 25 km trong tầng bình lưu hoạt động giống như các trạm thu phát sóng di động. Đây được coi là thiết bị viễn thông thế hệ tiếp theo sẽ mở rộng khả năng kết nối trên bầu trời và trên biển.
Nhật Bản đã đi đầu trong việc phát triển các trạm thu phát sóng viễn thông trên không. Vào tháng 10/2023, tập đoàn viễn thông Nhật Bản SoftBank cho biết họ đã thử nghiệm thành công việc truyền mạng 5G từ tầng bình lưu thông qua các phương tiện trên không.
SoftBank cho biết kết nối này đã cho phép thực hiện cuộc gọi video giữa điện thoại thông minh 5G ở Rwanda (quốc gia Đông Phi) và Nhật Bản. Công ty đang hợp tác với chính phủ Rwanda để nghiên cứu triển khai công nghệ này ở Châu Phi.
Space Compass, liên doanh giữa công ty viễn thông hàng đầu Nhật Bản NTT và đài truyền hình vệ tinh Sky Perfect JSAT, có dự định cung cấp dịch vụ HAPS thương mại cho các đảo biệt lập và các khu vực tương tự trong năm tài chính bắt đầu từ tháng 4 năm 2025.
Trong thập kỷ tới, Space Compass dự định đầu tư hàng chục tỷ yên (10 tỷ yên tương đương 70,2 triệu USD). Cùng với hai công ty mẹ, Space Compass đang hợp tác với nhà mạng NTT Docomo để đẩy nhanh quá trình phát triển.
Theo nhà cung cấp dữ liệu Statista, tính đến tháng 10/2023, có hơn 5,3 tỷ người trên toàn cầu sử dụng Internet. Con số đó tương đương 66% dân số thế giới. Tuy vậy, tỷ lệ thâm nhập Internet vẫn ở mức 24% ở Đông Phi và 28% ở Trung Phi.
HAPS được coi là giải pháp thế hệ tiếp theo giúp thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số. Thỏa thuận tại Hội nghị Thông tin Vô tuyến Thế giới sẽ khuyến khích việc mở rộng kinh doanh HAPS của Nhật Bản ra nước ngoài.
Nhật Bản đặt mục tiêu xuất khẩu trọn gói HAPS, hệ thống viễn thông và quản lý vận hành. Để HAPS được giới thiệu trên toàn thế giới, cần phải thiết lập các tiêu chí công nghệ và cơ chế cấp chứng nhận ở từng thị trường.
Theo báo Nikkei, sự kiện triển lãm World Expo 2025, được tổ chức tại Osaka, sẽ trình diễn viễn thông tới các hòn đảo xa xôi và các sa mạc bằng việc sử dụng HAPS. Bằng cách thể hiện những thành tựu này, Nhật Bản mong muốn cạnh tranh với các quốc gia phương Tây và Trung Quốc trong việc phát triển cơ sở hạ tầng ở các nước mới nổi.
Các trạm thu phát sóng di động trên mặt đất có phạm vi phủ sóng từ 3 đến 10 km, trong khi HAPS cung cấp phạm vi phủ sóng ước tính là 200 km. Điều này sẽ mang lại khả năng kết nối đến các khu vực mà các trạm cơ sở thông thường khó tiếp cận được, chẳng hạn như đảo và khu vực miền núi. Các trạm HAPS cũng sẽ hữu ích trong việc khôi phục liên lạc trong thảm họa.
Công ty nghiên cứu MarketsandMarkets dự báo thị trường cho HAPS dự kiến sẽ tăng hơn gấp đôi lên 189 triệu USD vào năm 2028 từ mức 85 triệu USD trong năm nay.
Hội nghị Thông tin Vô tuyến Thế giới (World Radiocommunication Conference) gần đây nhất được tổ chức từ tháng 11 đến giữa tháng 12 tại Dubai đã đồng ý áp dụng bốn dải tần làm tiêu chuẩn quốc tế cho các trạm thu phát sóng viễn thông trên không.
Trạm thu phát sóng viễn thông trên không sẽ sử dụng các băng tần 1,7 gigahertz, 2 GHz và 2,6 GHz làm tiêu chuẩn toàn cầu. Ba tần số này đều là những tần số cốt lõi của ngành thông tin di động. Ngoài ra, băng tần "bạch kim" từ 700 đến 900 megahertz, cho phép cải thiện các dịch vụ di động, sẽ hoạt động ở Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ và một số nơi ở Châu Á.
Cả bốn dải tần số trên hiện đã được sử dụng cho các vệ tinh khí quyển (HAPS). HAPS bay ở độ cao từ 18 đến 25 km trong tầng bình lưu hoạt động giống như các trạm thu phát sóng di động. Đây được coi là thiết bị viễn thông thế hệ tiếp theo sẽ mở rộng khả năng kết nối trên bầu trời và trên biển.
Nhật Bản đã đi đầu trong việc phát triển các trạm thu phát sóng viễn thông trên không. Vào tháng 10/2023, tập đoàn viễn thông Nhật Bản SoftBank cho biết họ đã thử nghiệm thành công việc truyền mạng 5G từ tầng bình lưu thông qua các phương tiện trên không.
SoftBank cho biết kết nối này đã cho phép thực hiện cuộc gọi video giữa điện thoại thông minh 5G ở Rwanda (quốc gia Đông Phi) và Nhật Bản. Công ty đang hợp tác với chính phủ Rwanda để nghiên cứu triển khai công nghệ này ở Châu Phi.
Space Compass, liên doanh giữa công ty viễn thông hàng đầu Nhật Bản NTT và đài truyền hình vệ tinh Sky Perfect JSAT, có dự định cung cấp dịch vụ HAPS thương mại cho các đảo biệt lập và các khu vực tương tự trong năm tài chính bắt đầu từ tháng 4 năm 2025.
Trong thập kỷ tới, Space Compass dự định đầu tư hàng chục tỷ yên (10 tỷ yên tương đương 70,2 triệu USD). Cùng với hai công ty mẹ, Space Compass đang hợp tác với nhà mạng NTT Docomo để đẩy nhanh quá trình phát triển.
Theo nhà cung cấp dữ liệu Statista, tính đến tháng 10/2023, có hơn 5,3 tỷ người trên toàn cầu sử dụng Internet. Con số đó tương đương 66% dân số thế giới. Tuy vậy, tỷ lệ thâm nhập Internet vẫn ở mức 24% ở Đông Phi và 28% ở Trung Phi.
HAPS được coi là giải pháp thế hệ tiếp theo giúp thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số. Thỏa thuận tại Hội nghị Thông tin Vô tuyến Thế giới sẽ khuyến khích việc mở rộng kinh doanh HAPS của Nhật Bản ra nước ngoài.
Nhật Bản đặt mục tiêu xuất khẩu trọn gói HAPS, hệ thống viễn thông và quản lý vận hành. Để HAPS được giới thiệu trên toàn thế giới, cần phải thiết lập các tiêu chí công nghệ và cơ chế cấp chứng nhận ở từng thị trường.
Theo báo Nikkei, sự kiện triển lãm World Expo 2025, được tổ chức tại Osaka, sẽ trình diễn viễn thông tới các hòn đảo xa xôi và các sa mạc bằng việc sử dụng HAPS. Bằng cách thể hiện những thành tựu này, Nhật Bản mong muốn cạnh tranh với các quốc gia phương Tây và Trung Quốc trong việc phát triển cơ sở hạ tầng ở các nước mới nổi.
Các trạm thu phát sóng di động trên mặt đất có phạm vi phủ sóng từ 3 đến 10 km, trong khi HAPS cung cấp phạm vi phủ sóng ước tính là 200 km. Điều này sẽ mang lại khả năng kết nối đến các khu vực mà các trạm cơ sở thông thường khó tiếp cận được, chẳng hạn như đảo và khu vực miền núi. Các trạm HAPS cũng sẽ hữu ích trong việc khôi phục liên lạc trong thảm họa.
Công ty nghiên cứu MarketsandMarkets dự báo thị trường cho HAPS dự kiến sẽ tăng hơn gấp đôi lên 189 triệu USD vào năm 2028 từ mức 85 triệu USD trong năm nay.