Vật liệu mới hứa hẹn sẽ giúp hạn chế phát thải cacbon trong sản xuất
Là một phần trong nỗ lực hạn chế phát thải carbon, hãng Yamaha Motor đã bắt đầu sử dụng sợi nano cellulose có nguồn gốc từ gỗ (CNF) thay cho một số bộ phận bằng nhựa trong sản xuất tàu thủy. Công ty bắt đầu bán tàu thủy sử dụng CNF ở Bắc Mỹ vào ngày 25/8/2023.
CNF, được Yamaha Motor mô tả bền hơn thép gấp 5 lần, là vật liệu thế hệ tiếp theo được phát triển tại Nhật. Đây là lần đầu tiên vật liệu này được sử dụng thương mại trong các bộ phận của thiết bị vận tải đường thủy, thu hút sự chú ý toàn cầu khi các quốc gia và công ty trên thế giới đang cố gắng cắt giảm lượng khí thải carbon.
CNF được làm chủ yếu từ gỗ, được băm nhỏ, nghiền nát và đun sôi trong hóa chất để loại bỏ các chất lignin và hemiaellose. Vật liệu cuối cùng thu được sẽ ở dạng cô đặc cao nhưng cực kỳ nhẹ, đặc biệt nó cũng có thể tái chế. Trong thử nghiệm năm ngoái, các nhà khoa học đã chứng minh vật liệu NCF dẻo dai hơn cả tơ nhện. Theo báo Nikkei, Nhật hiện có 26 nhà máy sản xuất CNF. Mặc dù vật liệu này có khả năng thích ứng với môi trường cao nhưng chi phí sản xuất lại đắt đỏ.
CNF được làm chủ yếu từ gỗ
Theo Tổ chức Phát triển Công nghệ Công nghiệp và Năng lượng Mới, các vật liệu sợi cellulose mang lại độ bền, khả năng chịu nhiệt, chống va đập và đáp ứng được các yêu cầu khác với các bộ phận bằng nhựa. Thế giới hiện có khoảng 15 quốc gia đang phát triển các vật liệu sợi cellulose kiểu như CNF.
Trong kỷ nguyên các quốc gia đặt mục tiêu khử carbon, các đồ từ gỗ như CNF có thể giúp thay thế các loại nhựa có nguồn gốc từ dầu, sử dụng nhiều carbon.
Là một phần trong nỗ lực hạn chế phát thải carbon, hãng Yamaha Motor đã bắt đầu sử dụng sợi nano cellulose có nguồn gốc từ gỗ (CNF) thay cho một số bộ phận bằng nhựa trong sản xuất tàu thủy. Công ty bắt đầu bán tàu thủy sử dụng CNF ở Bắc Mỹ vào ngày 25/8/2023.
CNF được làm chủ yếu từ gỗ, được băm nhỏ, nghiền nát và đun sôi trong hóa chất để loại bỏ các chất lignin và hemiaellose. Vật liệu cuối cùng thu được sẽ ở dạng cô đặc cao nhưng cực kỳ nhẹ, đặc biệt nó cũng có thể tái chế. Trong thử nghiệm năm ngoái, các nhà khoa học đã chứng minh vật liệu NCF dẻo dai hơn cả tơ nhện. Theo báo Nikkei, Nhật hiện có 26 nhà máy sản xuất CNF. Mặc dù vật liệu này có khả năng thích ứng với môi trường cao nhưng chi phí sản xuất lại đắt đỏ.
Theo Tổ chức Phát triển Công nghệ Công nghiệp và Năng lượng Mới, các vật liệu sợi cellulose mang lại độ bền, khả năng chịu nhiệt, chống va đập và đáp ứng được các yêu cầu khác với các bộ phận bằng nhựa. Thế giới hiện có khoảng 15 quốc gia đang phát triển các vật liệu sợi cellulose kiểu như CNF.
Trong kỷ nguyên các quốc gia đặt mục tiêu khử carbon, các đồ từ gỗ như CNF có thể giúp thay thế các loại nhựa có nguồn gốc từ dầu, sử dụng nhiều carbon.