Trường Sơn
Writer
Mang trên mình 8 dụng cụ khoa học, con tàu đổ bộ cùng 1 robot tự hành của sứ mệnh Luna-25 những tưởng sẽ thực hiện những nhiệm vụ tìm kiếm băng nước, phân tích địa hình - tạo tiền đề cho các sứ mệnh lớn hơn của Nga về sau...
Nhưng rồi, ngày 20/8, Nga liên tiếp nhận 2 tin không vui. Đầu tiên là việc Cơ quan vũ trụ của Nga Roscosmos nhận thấy sự bất thường của tàu sau rắc rối nghiêm trọng liên quan đến quá trình đốt cháy động cơ khi cố gắng thực hiện quá trình di chuyển giảm quỹ đạo ở Mặt Trăng.
Chỉ vài giờ sau đó, Roscosmos đón nhận tin thứ hai khi phải thừa nhận Luna-25 thất bại hoàn toàn - con tàu đâm thẳng vào Mặt Trăng. "Con tàu di chuyển vào một quỹ đạo không thể đoán trước và không còn tồn tại do va chạm với bề mặt của Mặt Trăng", The Guardian trích tuyên bố của Roscosmos.
Không có cuộc đổ bộ nào diễn ra vào ngày 21/8 nữa. Cú "Moonshot" (cụm từ do Washington Post gọi, nghĩa là phóng tàu lên Mặt Trăng) đầu tiên sau gần 5 thập kỷ của Nga đã thất bại.
Tất nhiên, Nga sẽ nhanh chóng thành lập một ủy ban liên ngành đặc biệt để điều tra nguyên nhân và rút ra bài học cho những nỗ lực thám hiểm Mặt Trăng tiếp theo.
Nga hiện tại cũng vậy.
Thực tế, chính ông Yuri Borisov, người đứng đầu Cơ quan vũ trụ của Nga Roscosmos đã phát biểu trước khi Nga phóng Luna-25 rằng "sứ mệnh Luna-25 có tính rủi ro cao, chỉ khoảng 70% cơ hội thành công".
Nga-Trung hợp tác xây dựng Trạm Nghiên cứu Mặt trăng Quốc tế (ILRS). Ảnh: Fotolia / Vadimsadovski
Điều này cho thấy, Nga hiểu được những khó khăn, thách thức khi hạ cánh tại một khu vực cực Nam tăm tối, hiểm trở mà chưa một quốc gia nào làm được trên Mặt Trăng. Tất cả những phương tiện vũ trụ bay lên Mặt Trăng trước đó đều hạ cánh ở vùng xích đạo.
Vào ngày Luna-25 gặp nạn, truyền hình nhà nước Nga đưa tin về sự kiện tàu Luna-25 đâm vào Mặt Trăng ở vị trí thứ 8 trong danh sách phát sóng vào buổi trưa, và chỉ đưa tin trong 26 giây, The Guardian cho hay.
Dẫu vậy, thất bại của Luna-25 không ngăn cản kế hoạch Nga thám hiểm Mặt Trăng thế kỷ 21.
Tháng 6/2021, Nga tuyên bố lộ trình xây dựng Trạm Nghiên cứu Mặt trăng Quốc tế, cùng với Trung Quốc, tại St. Petersburg. Tuyên bố cho hay, các phương tiện phóng siêu hạng nặng của Nga sẽ đồng hành cùng Trung Quốc trong việc phóng các phần cơ sở hạ tầng chính cho trạm ILRS vào những năm 2030.
"Mặc dù các nhà khoa học có thể 'tích hợp' nhiệm vụ nghiên cứu nước trên Mặt Trăng, nhưng đối với Roscosmos, nhiệm vụ chính chỉ đơn giản là hạ cánh trên Mặt Trăng - khôi phục kiến thức chuyên môn đã mất từ Liên Xô và học cách thực hiện nhiệm vụ này trong một kỷ nguyên mới", Vitaly Egorov nói thêm.
"Sứ mệnh Luna-25 Nga rủi ro cao, chỉ 70% cơ hội thành công"
Trong khi đó, Roscosmos cho biết họ muốn chứng tỏ Nga "là một quốc gia có khả năng vận chuyển một trọng tải lên Mặt Trăng" và "đảm bảo quyền tiếp cận của Nga đối với bề mặt của Mặt Trăng".
Nhà thiên văn học Vladimir Surdin, chuyên gia nghiên cứu cấp cao tại Viện Thiên văn quốc gia Sternberg thuộc Đại học tổng hợp Moskva Lomonosov nói với Sputnik rằng: "Nếu xét về mặt khoa học thuần túy, tất nhiên vai trò của con người đã trở về "số 0" trong nghiên cứu về tất cả các hành tinh/vệ tinh nói chung, bao gồm cả Mặt Trăng. Robot có thể làm được rất nhiều, chúng rẻ hơn nhiều và an toàn hơn, nếu chuyến bay không thành công cũng sẽ không có thương vong".
Nga đã làm việc trong nhiều năm để Vostochny Cosmodrome mới của mình đưa tên lửa cất cánh độc lập - nhằm thay thế Sân bay vũ trụ Baikonur. Ảnh: Matthew Bodner/SpaceNews
"Điều quan trọng ở đây là chứng minh cho mọi người thấy rằng chúng tôi là người đầu tiên, rằng chúng tôi có thể làm được... Giờ đây, người Trung Quốc cũng muốn như thế. Hàng tỷ người dân của họ sẽ rất vui sướng khi có một người Trung Quốc đặt chân lên Mặt Trăng. Roscosmos cũng có kế hoạch đưa người lên đó", Vladimir Surdin nói.
Sân bay mới này có tên Vostochny, ở Viễn Đông Nga, cách thủ đô Moscow 5.550 km về phía đông. Vostochny ra đời nhằm chuyển các vụ phóng của Nga từ Sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan về, để Nga không phải thuê và phụ thuộc vào sân bay Baikonur kể từ khi Kazakhstan tuyên bố độc lập.
Sân bay vũ trụ Vostochny là một dự án cơ sở hạ tầng lớn, có ý nghĩa chính trị và kinh tế, trị giá 150 tỷ Rúp (2,24 tỷ USD) do đích thân Tổng thống Putin chủ trì. Nó được coi là một biểu tượng mạnh mẽ của quá trình hiện đại hóa nước Nga dưới thời Tổng thống Putin.
Nằm ở khu vực xa xôi Amur Oblast, việc xây dựng sân bay vũ trụ Vostochny tại đây cho thấy Moscow đang nỗ lực biến khu vực này thành trung tâm công nghiệp và khoa học vũ trụ của Nga.
"Con đường dẫn tới các vì sao bắt đầu từ đây" - một tấm biển ghi ngay bên ngoài lối vào Vostochny, nằm bên dưới ********* tên lửa Angara mới của Nga (mệnh danh là tương lai của chương trình vũ trụ Nga) đã nói lên con đường dài của nước này trong hành trình lấy lại vị thế siêu cường không gian.
Nguồn: Washington Post, Sputnik News, The Guardian, SpaceNews
Nhưng rồi, ngày 20/8, Nga liên tiếp nhận 2 tin không vui. Đầu tiên là việc Cơ quan vũ trụ của Nga Roscosmos nhận thấy sự bất thường của tàu sau rắc rối nghiêm trọng liên quan đến quá trình đốt cháy động cơ khi cố gắng thực hiện quá trình di chuyển giảm quỹ đạo ở Mặt Trăng.
Chỉ vài giờ sau đó, Roscosmos đón nhận tin thứ hai khi phải thừa nhận Luna-25 thất bại hoàn toàn - con tàu đâm thẳng vào Mặt Trăng. "Con tàu di chuyển vào một quỹ đạo không thể đoán trước và không còn tồn tại do va chạm với bề mặt của Mặt Trăng", The Guardian trích tuyên bố của Roscosmos.
Không có cuộc đổ bộ nào diễn ra vào ngày 21/8 nữa. Cú "Moonshot" (cụm từ do Washington Post gọi, nghĩa là phóng tàu lên Mặt Trăng) đầu tiên sau gần 5 thập kỷ của Nga đã thất bại.
Tất nhiên, Nga sẽ nhanh chóng thành lập một ủy ban liên ngành đặc biệt để điều tra nguyên nhân và rút ra bài học cho những nỗ lực thám hiểm Mặt Trăng tiếp theo.
Không sợ thất bại...
Trong suốt chiều dài lịch sử chinh phục vũ trụ, Liên Xô gặp không ít thất bại. Điều đặc biệt là mỗi lần thất bại, bài học kinh nghiệm được rút ra để cải tiến cho các lần sau. Bởi thế, chỉ Liên Xô mới có vệ tinh nhân tạo (Sputnik 1) và phi hành gia đầu tiên (Yuri Gagarin) bay vào vũ trụ. Cũng chỉ Liên Xô mới thực hiện được những cuộc đổ bộ đầu tiên thành công trên Mặt Trăng...Nga hiện tại cũng vậy.
Thực tế, chính ông Yuri Borisov, người đứng đầu Cơ quan vũ trụ của Nga Roscosmos đã phát biểu trước khi Nga phóng Luna-25 rằng "sứ mệnh Luna-25 có tính rủi ro cao, chỉ khoảng 70% cơ hội thành công".
Điều này cho thấy, Nga hiểu được những khó khăn, thách thức khi hạ cánh tại một khu vực cực Nam tăm tối, hiểm trở mà chưa một quốc gia nào làm được trên Mặt Trăng. Tất cả những phương tiện vũ trụ bay lên Mặt Trăng trước đó đều hạ cánh ở vùng xích đạo.
Vào ngày Luna-25 gặp nạn, truyền hình nhà nước Nga đưa tin về sự kiện tàu Luna-25 đâm vào Mặt Trăng ở vị trí thứ 8 trong danh sách phát sóng vào buổi trưa, và chỉ đưa tin trong 26 giây, The Guardian cho hay.
Dẫu vậy, thất bại của Luna-25 không ngăn cản kế hoạch Nga thám hiểm Mặt Trăng thế kỷ 21.
Tháng 6/2021, Nga tuyên bố lộ trình xây dựng Trạm Nghiên cứu Mặt trăng Quốc tế, cùng với Trung Quốc, tại St. Petersburg. Tuyên bố cho hay, các phương tiện phóng siêu hạng nặng của Nga sẽ đồng hành cùng Trung Quốc trong việc phóng các phần cơ sở hạ tầng chính cho trạm ILRS vào những năm 2030.
"Nghiên cứu Mặt Trăng không phải là mục tiêu chính"
Vitaly Egorov, một nhà phân tích không gian nổi tiếng của Nga cho biết: "Nghiên cứu về Mặt Trăng không phải là mục tiêu. Mục tiêu là cạnh tranh vị thế với hai siêu cường Trung Quốc và Mỹ và một số quốc gia khác khi họ cũng muốn khẳng định danh hiệu siêu cường không gian", Washington Post thông tin."Mặc dù các nhà khoa học có thể 'tích hợp' nhiệm vụ nghiên cứu nước trên Mặt Trăng, nhưng đối với Roscosmos, nhiệm vụ chính chỉ đơn giản là hạ cánh trên Mặt Trăng - khôi phục kiến thức chuyên môn đã mất từ Liên Xô và học cách thực hiện nhiệm vụ này trong một kỷ nguyên mới", Vitaly Egorov nói thêm.
"Sứ mệnh Luna-25 Nga rủi ro cao, chỉ 70% cơ hội thành công"
Trong khi đó, Roscosmos cho biết họ muốn chứng tỏ Nga "là một quốc gia có khả năng vận chuyển một trọng tải lên Mặt Trăng" và "đảm bảo quyền tiếp cận của Nga đối với bề mặt của Mặt Trăng".
Nhà thiên văn học Vladimir Surdin, chuyên gia nghiên cứu cấp cao tại Viện Thiên văn quốc gia Sternberg thuộc Đại học tổng hợp Moskva Lomonosov nói với Sputnik rằng: "Nếu xét về mặt khoa học thuần túy, tất nhiên vai trò của con người đã trở về "số 0" trong nghiên cứu về tất cả các hành tinh/vệ tinh nói chung, bao gồm cả Mặt Trăng. Robot có thể làm được rất nhiều, chúng rẻ hơn nhiều và an toàn hơn, nếu chuyến bay không thành công cũng sẽ không có thương vong".
"Điều quan trọng ở đây là chứng minh cho mọi người thấy rằng chúng tôi là người đầu tiên, rằng chúng tôi có thể làm được... Giờ đây, người Trung Quốc cũng muốn như thế. Hàng tỷ người dân của họ sẽ rất vui sướng khi có một người Trung Quốc đặt chân lên Mặt Trăng. Roscosmos cũng có kế hoạch đưa người lên đó", Vladimir Surdin nói.
"Chìa khoá của ông Putin"
Tờ Washington Post bình luận, sân bay vũ trụ mới nhất là một dự án thú vị của Tổng thống Nga Vladimir Putin và là "chìa khóa" cho những nỗ lực của ông nhằm đưa Nga trở thành một siêu cường vũ trụ.Sân bay mới này có tên Vostochny, ở Viễn Đông Nga, cách thủ đô Moscow 5.550 km về phía đông. Vostochny ra đời nhằm chuyển các vụ phóng của Nga từ Sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan về, để Nga không phải thuê và phụ thuộc vào sân bay Baikonur kể từ khi Kazakhstan tuyên bố độc lập.
Sân bay vũ trụ Vostochny là một dự án cơ sở hạ tầng lớn, có ý nghĩa chính trị và kinh tế, trị giá 150 tỷ Rúp (2,24 tỷ USD) do đích thân Tổng thống Putin chủ trì. Nó được coi là một biểu tượng mạnh mẽ của quá trình hiện đại hóa nước Nga dưới thời Tổng thống Putin.
Nằm ở khu vực xa xôi Amur Oblast, việc xây dựng sân bay vũ trụ Vostochny tại đây cho thấy Moscow đang nỗ lực biến khu vực này thành trung tâm công nghiệp và khoa học vũ trụ của Nga.
"Con đường dẫn tới các vì sao bắt đầu từ đây" - một tấm biển ghi ngay bên ngoài lối vào Vostochny, nằm bên dưới ********* tên lửa Angara mới của Nga (mệnh danh là tương lai của chương trình vũ trụ Nga) đã nói lên con đường dài của nước này trong hành trình lấy lại vị thế siêu cường không gian.
Nguồn: Washington Post, Sputnik News, The Guardian, SpaceNews