Nhiệt độ đại dương tăng cao nhất từ trước đến nay

Nhiệt độ các đại dương trên thế giới ghi nhận mức cao kỉ lục trong năm thứ tư liên tiếp tính tới năm 2022, một dấu hiệu đáng lo ngại của cuộc khủng hoảng khí hậu do con người làm trái đất nóng lên.
Nghiên cứu của một nhóm các nhà khoa học quốc tế từ 16 viện nghiên cứu trên toàn thế giới nhận thấy 5 năm qua là 5 năm nóng nhất đối với các đại dương và tốc độ nóng lên của các đại dương ngày càng nhanh.
Kết quả thật đáng lo ngại. “Tình trạng các đại dương có thể đo lường sức khỏe của thế giới và đánh giá bằng các dữ liệu được cập nhật liên tục … chúng ta cần một bác sĩ,” nhóm tác giả cho biết trong một thông cáo báo chí đi kèm.
Các nhà nghiên cứu cho biết về mặt năng lượng, lượng nhiệt bổ sung vào các đại dương năm 2022 tương đương 100 lần tổng sản lượng điện toàn cầu năm trước.
Các đại dương đóng vai trò là một chỉ báo tốt về tác động thực sự của biến đổi khí hậu vì so với nhiệt độ không khí, chúng ít bị ảnh hưởng bởi những thay đổi theo mùa và chu kỳ thời tiết hàng ngày. Bao phủ gần ba phần tư bề mặt Trái đất, các đại dương hấp thụ phần lớn nhiệt lượng của thế giới.
Nghiên cứu cho biết kể từ năm 1970, hơn 90% lượng nhiệt dư thừa của hành tinh đã đi vào các đại dương.
Các nhà khoa học cho biết xu hướng nóng lên toàn cầu trong dài hạn tiếp tục gia tăng mạnh mẽ đến mức các kỷ lục về nhiệt độ tiếp tục được thiết lập hàng năm.
“Cho đến khi chúng tôi đạt được lượng khí thải ròng bằng không, quá trình nóng lên vẫn diễn ra và sẽ tiếp tục phá vỡ các kỷ lục về hàm lượng nhiệt đại dương như năm 2022. Nhận thức và hiểu biết tốt hơn về các đại dương là cơ sở cho các hành động chống biến đổi khí hậu”, Michael Mann, giáo sư tại Đại học Pennsylvania và là một trong những tác giả của nghiên cứu cho biết.

Tại sao sự nóng lên của đại dương lại quan trọng

Nhiệt độ đại dương tăng cao nhất từ trước đến nay
Các đại dương tiếp tục ấm lên với tốc độ ngày càng nhanh, điều này sẽ dẫn đến mực nước biển dâng cao hơn và thời tiết khắc nghiệt.
Các đại dương nóng lên có tác động lớn đến cuộc sống của hàng triệu người. Chúng làm tăng thêm các kiểu thời tiết khiến tạo ra những cơn bão, siêu bão mạnh mẽ, gây mưa lớn, đồng thời khiến các cơn bão dễ dàng mạnh lên nhanh chóng, như bão lốc xoáy nhiệt đợi Ian, cơn bão mạnh nhất kể từ năm 1935 đổ bộ Florida vào cuối tháng 9/2022 đã khiến gần 150 người thiệt mạng.
Nhiệt độ đại dương tăng cao nhất từ trước đến nay
Bão Ian gây ngập lụt nghiêm trọng nhất trong 500 năm qua ở Mỹ
Sự nóng lên toàn cầu cũng là một nguyên nhân chính gây ra mực nước biển dâng, vì nhiệt tăng thêm làm cho các đại dương mở rộng. Khi nước ấm hơn, các phân tử của nó di chuyển nhanh hơn và lan ra nhiều hơn, làm tăng thể tích của nó. Điều này dẫn đến xói mòn bờ biển và nước dâng do bão nhiều hơn – chẳng hạn như khi Bão Nicole đổ bộ vào khu vực Bãi biển Daytona của Florida vào tháng 11.
Nhiệt độ tăng cũng có nghĩa là nước biển có ít oxy hơn, ảnh hưởng đến sinh vật biển, gây tổn hại cho cộng đồng ngư dân và nền kinh tế của họ.
Không chỉ các đại dương đang nóng lên nhanh chóng, một phân tích của Dịch vụ Biến đổi Khí hậu Copernicus của Liên minh Châu Âu được công bố hôm 17/1 cho thấy 8 năm qua là 8 năm nóng nhất được ghi nhận, do nồng độ ngày càng tăng của các loại khí giữ nhiệt trong khí quyển đẩy nhiệt độ toàn cầu tới điểm bùng phát nguy hiểm.

>>>Biến đổi khí hậu và nóng bất thường khiến "mùa thu giả" xuất hiện tại Anh

Theo CNN
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top