Nhiều bà mẹ đối phó với chứng trầm cảm sau sinh

nhhgiap

Pearl
Trước khi đại dịch Covid xảy ra, phụ nữ phải tham gia vào một giai đoạn căng thẳng không kém, đó là mang thai và khoảng thời gian sau sinh. Khi đại dịch ập đến, sức khỏe thể chất và tinh thần của các bà mẹ bị đe dọa nhiều hơn khi phải chịu nhiều áp lực cùng lúc.
Nhiều bà mẹ đối phó với chứng trầm cảm sau sinh
Theo một nghiên cứu năm 2021 của Trung tâm Nghiên cứu Điều dưỡng Alice Lee của Đại học Quốc gia Singapore, trầm cảm sau sinh (PPD) là một tình trạng suy nhược đang gia tăng trên toàn cầu và ở Singapore, thường xảy ra vào năm đầu tiên sau sinh. Người mẹ mắc chứng PPD có các triệu chứng “buồn chán” lâu hơn và rõ ràng hơn, chẳng hạn như cảm giác vô vọng, buồn bã và thay đổi tâm trạng. Nó có thể xảy ra với cả người lần đầu làm mẹ cũng như người đã có con. Theo Healthline.com, trong khi "baby blues", dùng để chỉ chứng lo âu, căng thẳng và buồn bã ngắn hạn, biến mất sau 10 đến 14 tuần sau sinh thì PPD có thể tồn tại trong nhiều tháng (hoặc năm) nếu không được điều trị. So sánh dữ liệu từ tháng 1 đến tháng 9 năm nay với cùng kỳ năm 2020, bác sĩ tâm thần Chua Tze-Ern, người đứng đầu và cố vấn cấp cao của Dịch vụ Sức khỏe Tâm thần Phụ nữ tại Bệnh viện Phụ nữ và Trẻ em KK (KKH), cho biết số phụ nữ được chẩn đoán mắc chứng PPD trong Chương trình can thiệp trầm cảm sau sinh của KKH đã tăng gấp đôi. “Nhiều người phụ nữ lựa chọn giấu kín tình trạng sức khỏe của mình vì lo sợ xã hội đánh giá họ là người yếu đuối, không phù hợp”, bà nói. Bà nói thêm rằng trầm cảm sau sinh có thể gây ra những tác động tiêu cực nghiêm trọng và lâu dài cho cả mẹ và con. Những thách thức của đại dịch đã làm vấn đề này nghiêm trọng hơn. “Thực tế mà hầu hết các gia đình ở Singapore phải đối mặt là họ không thể nhận được sự hỗ trợ tinh thần và vật chất cần thiết giống như trước đại dịch”, Wetherell cho biết. Ngoài ra còn có những thách thức khác như người chồng thất nghiệp hay khó khăn khi làm việc tại nhà và phải chăm con cùng lúc.

Lo lắng trước khi sinh con

Sự căng thẳng tích tụ trong thai kỳ đôi khi là mầm mống cho căn bệnh PPD. Theo Wetherell, việc đọc tin tức về sự gia tăng các trường hợp COVID-19 tại địa phương có thể khiến mức độ lo lắng của các bà mẹ tăng lên. Hay trường hợp khác, nếu có một hộ lý xuất hiện bất ngờ trong quá trình đi sinh cũng khiến cặp vợ chồng lo lắng nhiều hơn. Nói chung, bên cạnh những căng thẳng đặc trưng của thai kỳ, phụ nữ giờ đây còn có thêm những lo lắng về việc giữ gìn sức khỏe và an toàn bản thân. “Để tránh bị nhiễm COVID-19, họ cần phải tránh xa gia đình và bạn bè, đồng thời giảm các bữa ăn và hoạt động chung”, bác sĩ Chua cho biết.
Nhiều bà mẹ đối phó với chứng trầm cảm sau sinh
Bà cho biết thêm, sự căng thẳng và cách ly trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng trầm cảm trước khi sinh, nguyên nhân chính dẫn đến chứng trầm cảm sau sinh.

Hạn chế hỗ trợ sau sinh

Không ai có thể lường trước được mức độ mà đại dịch COVID-19 cản trở phụ nữ tiếp cận với sự trợ giúp và hỗ trợ sau sinh. Wetherell cho biết: Tính chất bất định của đại dịch khiến nhiều bà mẹ cảm thấy rất lo lắng vì họ không thể thuê bảo mẫu hay nhờ gia đình, bạn bè giúp đỡ được. Tiến sĩ Chua giải thích rằng các gia đình sống ở nước ngoài, cũng như các bảo mẫu đến từ Malaysia sẽ gặp khó khăn khi đến thăm các bà mẹ ở Singapore. “Những người trên đóng vai trò rất quan trọng với sức khỏe và tinh thần các bà mẹ sau sinh”, Wetherell nói.

Lo lắng về vấn đề lây nhiễm

GS Helen Chen, Trưởng phòng và Chuyên gia Tư vấn Cấp cao tại KKH, cho biết nhiều bà mẹ đang rất lo lắng liệu nếu bị nhiễm Covid thì sức khỏe con mình có bị ảnh hưởng gì không? Cô nói: “Nhiều người thậm chí phải đeo găng tay hoặc khẩu trang khi chăm sóc con”. Tiến sĩ Chua cũng cho biết ngoài nỗi lo về vấn đề chăm sóc con thì còn về việc hạn chế xã hội và học tập tại nhà đối với trẻ em đang ở độ tuổi đi học.
Nhiều bà mẹ đối phó với chứng trầm cảm sau sinh
Wetherell nói với CNA Women dựa trên kinh nghiệm lâm sàng của cô ấy, chính “gánh nặng cộng dồn” từ việc bị mất đi những lợi ích của việc mang thai như tiệc chúc mừng hay cuộc họp mặt giao lưu với bạn bè, đã khiến sức khỏe tinh thần họ ngày một yếu hơn.

Khó khăn với các bà mẹ cho con bú

Hạn chế giao tiếp với bệnh viện cùng với biện pháp giãn cách xã hội ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận các nguồn hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ. Một nghiên cứu năm 2015 trên Tạp chí Điều dưỡng nâng cao cho thấy những phụ nữ cố gắng nuôi con bằng sữa nhưng phải dừng lại do cơn đau, nhiễm trùng vú, sản xuất ít sữa và các vấn đề với việc cho con bú, thường dễ gặp phải chứng trầm cảm. “Trước đây, những khó khăn trên không phải nguyên nhân cho sự gia tăng PPD nhưng tình hình dịch bệnh làm mọi vấn đề trở nên phức tạp, khó khăn hơn”, Doris Fok, Chuyên gia tư vấn cho con bú tại Khoa Sản và Phụ khoa tại Trường Y khoa NUS Yong Loo Lin, cho biết. Theo bà Fork, việc không thể nhận được sự hỗ trợ cũng như bị hạn chế đến các phòng khám dễ gây căng thẳng cho các bà mẹ. Vì vậy, nhu cầu về các dịch vụ cho con bú cộng đồng là rất cần thiết và cũng nên khuyến khích họ nhận giúp đỡ ở các tổ chức phi lợi nhuận hoặc nhóm hỗ trợ các bà mẹ cho con bú.

Hỗ trợ trực tuyến

Giảm khả năng tiếp cận hỗ trợ trực tiếp không có nghĩa là các bà mẹ sẽ bị mất cơ hội trang bị kiến thức sinh sản. Giờ đây, họ có thể nhận giúp đỡ thông qua các phương tiện, hội nhóm trực tuyến. Vào tháng 4, Trung tâm Nghiên cứu Điều dưỡng NUS Alice Lee (Điều dưỡng viên NUS) đã công bố kết quả của một nghiên cứu cho thấy khi nhận được hỗ trợ từ bạn bè người thân qua ứng dụng WhatsApp, tỉ lệ mắc chứng bệnh “baby blues” và cả PPD được giảm đáng kể. “Chúng tôi phát hiện ra sau khi trò chuyện với những người từng mắc PPD nhưng đã vượt qua, những bà mẹ trong nghiên cứu đã giảm 20% nguy cơ phát triển chứng trầm cảm sau sinh, giảm 9% nguy cơ lo lắng sau sinh và giảm 8% nguy cơ cô đơn sau ba tháng sau sinh”, TS. Shefaly Shorey, một trợ lý giáo sư tại NUS Dưỡng cho biết.
Nhiều bà mẹ đối phó với chứng trầm cảm sau sinh
Các dịch vụ hỗ trợ sau sinh trực tuyến cũng góp phần an ủi những người mẹ mới sinh, đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh căng thẳng. “Tôi đã tư vấn tâm lý cũng như hướng dẫn cách chăm sóc con cho nhiều người mẹ. Đôi khi tất cả mọi thứ chúng ta cần làm đó là thật cởi mở để lắng nghe nỗi lòng của họ, cho họ biết họ không hề đơn độc trong cuộc hành trình này”, bác sĩ Ng cho hay.

Trầm cảm không phải là điều xấu hổ

Tiến sĩ Ng của ACRM Gleneagles cho biết, đại dịch kéo dài đã khiến việc đảm bảo sức khỏe tinh thần là cực kỳ quan trọng. Đó là lý do mọi người ý thức hơn về PPD. Khi phụ nữ và đối tác của họ nhận thức được PPD là vấn đề quan trọng thì họ lại càng ít có xu hướng giải quyết chúng. Đại dịch khiến nhiều người mạnh dạn hơn khi đề cập đến PPD, chủ động chữa trị nó. “Những phụ nữ đã từng trải qua và khỏi bệnh PPD sẵn sàng chia sẻ câu chuyện của họ hơn, cho người khác thấy rằng việc lên tiếng về các triệu chứng và chủ động tìm kiếm sự chăm sóc là rất quan trọng”, Bác sĩ Chua của KKH cho biết. Chìa khóa quan trọng là phải tự nâng nhận thức về căn bệnh. Liên lạc với gia đình, bạn bè để được hỗ trợ, nếu điều đó vẫn không có tác dụng, hãy nói chuyện với bác sĩ sản khoa đáng tin cậy để được trợ giúp. “Tìm kiếm giúp đỡ không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối hay là một người mẹ tồi. Đó là cách để có một gia đình hạnh phúc”, cô nhấn mạnh. Nguồn: CNA Lifestyle
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top