Nhiều nước bỏ đèn giao thông đếm ngược, Việt Nam có nên làm theo?

Đồng hồ đếm ngược trên đèn giao thông, tưởng chừng là giải pháp tối ưu giúp người tham gia giao thông chủ động thời gian, nhưng thực tế lại vô tình "tiếp tay" cho những hành vi vi phạm luật lệ.

Xuất hiện từ những năm 1922 tại Mỹ, đèn giao thông đếm ngược ban đầu được xem là giải pháp hiệu quả về kinh tế, thay thế cho việc điều khiển giao thông thủ công. Tuy nhiên, đến thập niên 1950, loại đèn tự động ra đời đã dần thay thế loại đèn này tại nhiều quốc gia.

1719822253233.png

Một điểm giao cắt với đèn tín hiệu giao thông đếm ngược ở Thái Lan. Ảnh: Gets
Mặc dù vậy, đèn giao thông đếm ngược vẫn tồn tại ở một số nơi trên thế giới. Tuy nhiên, thay vì giúp tài xế điều chỉnh tốc độ, nhiều người lại lợi dụng những giây cuối cùng để tăng tốc vượt đèn vàng hoặc phóng nhanh để "tranh thủ".

Nghiên cứu của Đại học Toronto (Canada) cho thấy, số vụ va chạm tại các điểm giao cắt có đèn giao thông đếm ngược có xu hướng gia tăng. Nguyên nhân là do tâm lý "bắt đèn" của một số tài xế khi thấy đèn sắp chuyển sang đỏ, trong khi một số khác lại giảm tốc độ, dẫn đến xung đột và va chạm.

1719822264234.png

Đèn giao thông đếm ngược ở Bochum, Đức. Ảnh: DPA

Không chỉ tài xế, người đi bộ cũng dễ bị "mắc lừa" bởi đồng hồ đếm ngược. Tâm lý chủ quan "vẫn còn thời gian" khiến nhiều người sang đường khi đèn tín hiệu dành cho phương tiện đã chuyển xanh.

Bên cạnh đó, sự phát triển của công nghệ cũng góp phần khiến đèn giao thông đếm ngược dần bị lãng quên. Nhiều quốc gia đã ứng dụng đèn giao thông thông minh, được trang bị cảm biến và kết nối hiện đại, giúp điều tiết giao thông hiệu quả hơn. Tại Mỹ và châu Âu, đèn giao thông đếm ngược chủ yếu chỉ còn được sử dụng cho người đi bộ.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top