Nhiều sinh viên nước ngoài khó xin việc ở Nhật

nhhgiap

Pearl
Một nữ sinh khoảng 20 tuổi đến từ Đài Loan, sau khi hoàn thành 2 năm cao học tại Nhật vào tháng 3 đã xin vào làm trong một công ty liên kết nước ngoài ở Tokyo. Cô cuối cùng cũng có thể kiếm tiền bằng tấm bằng chuyên ngành tài chính, nhưng lại trễ hơn bạn bè của mình tận 2 năm.
8 tháng sau khi bắt đầu nhập học cao học, cô mới biết hầu hết bạn bè của mình đều tìm được việc ngay sau khi tốt nghiệp. Nữ sinh viên sau đó đã nộp đơn vào hơn 80 công ty nhưng không có nơi nào chấp nhận. Một thời gian sau, cô đậu vào một công ty khởi nghiệp, nhưng do vị trí công việc không đúng chuyên ngành nên cô đã quyết định nghỉ việc. "Nếu tôi bắt đầu tìm việc sớm hơn ...", cô ấy chia sẻ với giọng tiếc nuối.
Một vài người cho rằng sự chậm trễ trong việc tìm kiếm việc là nguyên nhân chính khiến tỷ lệ tuyển dụng sinh viên quốc tế không tăng.

“Ở một số quốc gia khác ngoài Nhật Bản, hoạt động tìm kiếm việc làm bắt đầu sau khi sinh viên tốt nghiệp đại học. Họ sẽ được thuê nếu hoàn thành kỳ thực tập hoặc tích lũy đủ kinh nghiệm”, Shiyou Naka, người đứng đầu Linc có trụ sở tại Tokyo, chuyên cung cấp dịch vụ hỗ trợ tìm việc cho công dân nước ngoài cho biết.
“Nếu một sinh viên nước ngoài có dự định học cao học (2 năm) ở Nhật Bản, họ phải bắt đầu tìm kiếm việc ngay khi vừa đặt chân đến Nhật Bản. Thời điểm họ còn đang suy nghĩ nên ở lại Nhật Bản tìm việc hay quay trở lại quê nhà thì rất nhiều sinh viên khác đã bắt đầu nộp đơn”, cô cho lời khuyên dựa vào kinh nghiệm là du học sinh đến từ Trung Quốc.
Nhiều sinh viên nước ngoài khó xin việc ở Nhật
Theo một cuộc khảo sát được thực hiện bởi DISCO - nhà cung cấp thông tin việc làm, 31% sinh viên quốc tế bắt đầu tìm việc từ tháng 4 đến tháng 6 của năm cuối đại học, trong khi đó có đến 53% sinh viên Nhật Bản đã bắt đầu tìm việc từ khi còn năm nhất.
Tính đến tháng 7 năm nay, tỷ lệ giới thiệu việc làm cho sinh viên quốc tế là 39,0%, đối với sinh viên Nhật Bản là 80,1%. Vào đầu tháng 10, Tokyo Mode Gakuen - trường thời trang ở Tokyo - đã tổ chức một buổi diễn thuyết đưa ra các mẹo tìm việc làm cho sinh viên.

“Các công ty trong nước không chỉ quan tâm đến kỹ năng tiếng Nhật, họ còn tập trung đến khả năng giao tiếp tổng quát, như cách ứng viên gây ấn tượng qua các câu trả lời”, người giám sát sự kiện nói.
“Em muốn nâng cao năng lực bản thân để có thể xin được việc làm tại một thương hiệu cao cấp”, một nữ sinh đến từ Sri Lanka đang thử kinh doanh nói.
Một cuộc khảo sát của Viện nghiên cứu Persol có trụ sở tại Tokyo năm 2020 cho biết, 73% trong số 400 sinh viên quốc tế hy vọng được làm việc trong một công ty danh tiếng tốt. Con số này cao hơn khá nhiều so với sinh viên Nhật Bản làm khảo sát năm trước, 54% trong số 1000 sinh viên.

“Sinh viên quốc tế có xu hướng muốn đầu quân cho các công ty lớn để làm yên lòng người thân ở quê nhà. Tuy nhiên, khi thời gian trôi qua mà không nhận được lời đồng ý nào, họ đành học lên cao hơn hoặc trở về nhà”, Yuji Kobayashi, nhà nghiên cứu cấp cao tại Persol cho biết.
Để xóa bỏ sự chênh lệch giữa tỷ lệ tìm việc của sinh viên quốc tế và sinh viên trong nước, Đại học Gunma kể từ năm tài chính 2018 đã hợp tác với các trường đại học lân cận cùng một vài tổ chức liên quan đưa ra chương trình hỗ trợ.
Chương trình bao gồm cung cấp lớp học tiếng Nhật, giáo dục nghề nghiệp giúp sinh viên hiểu rõ hơn về cách chọn việc làm cũng như thực tập tại công ty địa phương. Nhờ vậy, tỷ lệ việc làm của sinh viên hoàn thành khóa học bắt đầu từ năm tài chính 2018 đến 2020 đã tăng lên 97%.

“Sự hỗ trợ tích cực từ phía các trường đại học, bao gồm thông tin về việc làm, là điều cần thiết để sinh viên quốc tế chuẩn bị cho hệ thống tuyển dụng độc đáo ở Nhật Bản. Điểm đặc biệt của hệ thống là phần lớn sinh viên bắt đầu tham gia lực lượng lao động vào tháng 4, và lượng công việc thường được đưa ra 2 năm trước khi tuyển dụng trong”, Megumi Yuki, giáo sư xã hội học và giáo dục tại Đại học Gunma nói.
“Quan trọng hơn, sinh viên quốc tế thường nhập học hoặc tốt nghiệp vào mùa thu, vì vậy các công ty cần cân nhắc thời gian tổ chức những buổi phỏng vấn, tuyển dụng để tận dụng nguồn lao động nước ngoài”, cô nói.
Nguồn:
Nikkei Asia
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top