Nhìn hơi ghê nhưng loài vật này có thể là "cứu tinh" của loài người trong cuộc chiến với rác thải nhựa

Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện một phân tử trong nước bọt của loài sâu sáp có khả năng phân hủy rác thải nhựa mà không hề tốn công sức. Đáng chú ý, đây là một trong những dạng rác thải nhựa ô nhiễm nhất hành tinh. Đây là phát hiện có ý nghĩa quan trọng đối với tương lai xử lý rác thải nhựa trên Trái Đất.
Ô nhiễm nhựa hiện là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với sinh vật biển, có tới 12,7 triệu tấn nhựa trôi dạt đại dương mỗi năm. Khi sản xuất nhựa tiếp tục tăng, các chất độc chúng chứa có khả năng lây lan vào cộng đồng con người.
Nhựa là thành phần chính trong các đồ vật sử dụng một lần, trong đó Polyetylen là một trong những loại nhựa khó tái chế và thải bỏ. Nhiều điều tra trước đây chỉ ra, một số loài vi khuẩn và nấm có cách phá vỡ chai nhựa dùng một lần bằng các enzym chuyên dụng, những phân tử sinh học làm tăng tốc độ phản ứng hóa học.

Nhìn hơi ghê nhưng loài vật này có thể là cứu tinh của loài người trong cuộc chiến với rác thải nhựa
Rác thải nhựa là mối đe dọa lớn đối với con người
Chẳng hạn như vi khuẩn Ideonella sakaiensis có thể tiêu hóa PET, loại nhựa được sử dụng để làm chai nước. Nấm Aspergillus tubingensis phân hủy được polyurethane (PU), chất để làm keo kết dính, bọt và quần áo. Tuy vậy, cho đến nay, vẫn chưa tìm thấy sinh vật nào có thể tiêu hóa được dạng nhựa được sản xuất rộng rãi nhất.
Các chuyên gia cho biết, có một số vi sinh vật có thể phát triển trên polyethylene, nhưng... polyethylene phải được oxy hóa trước, tức là oxy cần phải đưa vào cấu trúc phân tử của nhựa trước khi nhựa có thể phá vỡ. Điều này có thể xảy ra trong môi trường tự nhiên sau nhiều năm tiếp xúc hoặc trong phòng thí nghiệm sử dụng nhiệt hay bức xạ. Nhìn chung, đó là một quá trình dài và cần nhiều năng lượng.

Nhìn hơi ghê nhưng loài vật này có thể là cứu tinh của loài người trong cuộc chiến với rác thải nhựa
Loài sâu sáp có khả năng phân hủy nhựa đặc biệt
Nghiên cứu mới phát hiện các enzym phân lập từ sâu sáp, ấu trùng của loài sâu bướm lớn hơn, có thể thực hiện bước oxy hóa này ở nhiệt độ phòng trong vòng chưa đầy một giờ. Có nghĩa nó đã bỏ qua bước phức tạp nhất của quá trình phân hủy nhựa.
Tác giả nghiên cứu Bertocchini lần đầu bắt gặp hiện tượng này cách đây 5 năm, sau khi chứng kiến màng polyethylene bị phá vỡ khi tiếp xúc với kén sâu sáp mới hình thành. Ông phát hiện chính nước bọt của sâu sáp có chứa các enzym phân hủy nhựa.
Trong tự nhiên, nhựa sẽ được phân hủy từ từ thành các mảnh nhỏ gọi là vi nhựa, sau đó chúng được các động vật ăn vào và kết thúc vòng đời trong thức ăn hoặc nguồn nước của con người.
Việc phát hiện ra các enzyme sâu sáp này mở ra nhiều khả năng quản lý chất thải nhựa, tái chế với chi phí thấp trong tương lai.


>>>Vì sao loài trăn có thể nuốt chửng những con mồi to hơn chúng gấp nhiều lần?

Nguồn newsweek
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top