Nhìn rõ ánh sáng cực nam, cực bắc và mây xoáy vùng cực trên Sao Mộc, hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời

Kính viễn vọng không gian mới nhất và lớn nhất thế giới đã công bố những bức ảnh cho thấy quang cảnh chưa từng có về Sao Mộc, hành tinh lớn nhất của Hệ Mặt Trời. Các nhà khoa học NASA hôm thứ Hai đã công bố các bức ảnh do Kính viễn vọng Không gian James Webb trị giá 10 tỷ USD chụp vào tháng 7/2022, cho thấy các ánh sáng phía bắc và phía nam của Sao Mộc và mây mù đang xoáy ở cực.
Nhìn rõ ánh sáng cực nam, cực bắc và mây xoáy vùng cực trên Sao Mộc, hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời
Tấm hình cho thấy vô số cơn bão nhỏ vây quanh Vết Đỏ Lớn (Great Red Spot) của sao Mộc. Vết Đỏ Lớn trong các tấm hình mới nhất là một đốm trắng nổi bật. Nó là một cơn bão với xoáy nghịch đã kéo dài 340 năm và đủ lớn để nuốt chửng Trái đất. Bức ảnh đặc biệt ấn tượng vì cho thấy các vành đai mờ xung quanh hành tinh, cũng như 2 Mặt trăng nhỏ trên nền lấp lánh của các thiên hà. Các nhà khoa học cho biết bức ảnh cung cấp nhiều manh mối hơn nữa về những gì đang diễn ra trên hành tinh lớn nhất hệ Mặt Trời.
Nhìn rõ ánh sáng cực nam, cực bắc và mây xoáy vùng cực trên Sao Mộc, hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời
Bức ảnh mới này là ảnh tổng hợp, có nghĩa là chúng kết hợp nhiều ảnh chụp riêng lẻ từ máy ảnh cận hồng ngoại NIRCam - mỗi hình ảnh sử dụng một bộ lọc khác nhau - thành một hình ảnh duy nhất có độ nét cao. Trong hình ảnh trường rộng, bạn có thể nhìn thấy các vành đai mờ nhạt của sao Mộc (mờ hơn 1 triệu lần so với hành tinh), cũng như hai mặt trăng của nó: Amalthea là chấm sáng ở ngoài cùng bên trái và Adrastea là chấm mờ ở rìa của vành đai. Những chấm sáng mờ phía sau ba thiên thể nhiều khả năng là các thiên hà.

>> Những sự thật thú vị về sao Mộc - người anh em gần gũi của Trái Đất (Phần 1)

 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top