Trung Đào
Writer
Đó là kết quả của nhóm nghiên cứu đến từ Đại học New York (Mỹ), dựa trên bộ dữ liệu khổng lồ về 260 triệu năm địa chất của Trái Đất, bao gồm 89 sự kiện cực lớn.
Theo bài công bố được xuất bản trên tạp chí khoa học Geoscience Frontiers, các "nhịp tim" của Trái Đất cách nhau khoảng 27,5 triệu năm, đánh dấu bằng vô số sự kiện thảm khốc.
Chúng bao gồm hoạt động núi lửa, sự tuyệt chủng hàng loạt, sự sắp xếp lại các mảng kiến tạo, biến động của nước biển, các giai đoạn thiếu oxy ở đại dương.... xảy ra ở mỗi "nhịp tim".
Nói cách khác, ở mỗi "nhịp tim", hành tinh của chúng ta lại tái thiết lại trật tự theo một cách nào đó. Điều này được chứng minh thông qua việc các sự kiện nói trên thường diễn ra cũng một lúc trong lịch sử, đi kèm với tuyệt chủng hàng loạt.
Theo Science Alert, mối hoài nghi này đã dấy lên từ những năm 1920-1930, với giả thuyết cứ 30 triệu năm thì hành tinh của chúng ta mới có một "nhịp tim".
Trái Đất sẽ trở nên cực kỳ khó sống ở mỗi "nhịp tim" - Ảnh đồ họa từ NASA
Các kỹ thuật tiên tiến hơn và hồ sơ phong phú hơn trong hiện tại đã giúp các nhà khoa học kiểm tra các giả thuyết và đưa ra con số chính xác hơn.
Con số này cũng gần khớp với một nghiên cứu từ năm 2018 của hai nhà khoa học từ Đại học Sydney (Úc), vốn chỉ ra chu trình carbon và kiến tạo mảng của Trái Đất hoạt động theo chu kỳ khoảng 26 triệu năm.
Nghiên cứu mới chỉ ra thêm rằng ở mỗi "nhịp tim", các thảm họa thường có tính nguyên nhân - hệ quả, cái này xảy ra dẫn đến tác động dây chuyền gây ra cái kia.
Tuy nhiên nguyên nhân sâu xa nhất - vì sao hành tinh của chúng ta phải thay đổi 27,5 triệu năm một lần - vẫn còn là bí ẩn.
Một số nghiên cứu khác từng cho rằng các chu kỳ thảm họa này có thể liên quan đến các vụ tấn công của sao chổi, thậm chí có thể do "hành tinh thứ chín" tác động.
Hành tinh thứ chín là một hành tinh giả thuyết còn ẩn nấp đâu đó trong hệ Mặt Trời, có thể rất lớn và có tương tác hấp dẫn đủ mạnh để ảnh hưởng đến nhiều hành tinh khác trong hệ.
Song, tác giả từ Đại học New York vẫn dồn mối hoài nghi lớn nhất cho chính Trái Đất.
"Các xung kiến tạo và biến đổi khí hậu theo chu kỳ này có thể là kết quả của các quá trình địa vật lý liên quan động lực của kiến tạo mảng và các chùm manti trong lớp phủ, được điều chỉnh bởi các chu kỳ thiên văn liên quan sự chuyển động của Trái Đất, hệ Mặt Trời và thiên hà" - các tác giả viết.
Nghiên cứu cũng đưa ra một kết luận khác khiến chúng ta có thể tạm thở phào: "Nhịp tim" tiếp theo chỉ xảy ra trong khoảng 20 triệu năm tới.
Theo bài công bố được xuất bản trên tạp chí khoa học Geoscience Frontiers, các "nhịp tim" của Trái Đất cách nhau khoảng 27,5 triệu năm, đánh dấu bằng vô số sự kiện thảm khốc.
Chúng bao gồm hoạt động núi lửa, sự tuyệt chủng hàng loạt, sự sắp xếp lại các mảng kiến tạo, biến động của nước biển, các giai đoạn thiếu oxy ở đại dương.... xảy ra ở mỗi "nhịp tim".
Nói cách khác, ở mỗi "nhịp tim", hành tinh của chúng ta lại tái thiết lại trật tự theo một cách nào đó. Điều này được chứng minh thông qua việc các sự kiện nói trên thường diễn ra cũng một lúc trong lịch sử, đi kèm với tuyệt chủng hàng loạt.
Theo Science Alert, mối hoài nghi này đã dấy lên từ những năm 1920-1930, với giả thuyết cứ 30 triệu năm thì hành tinh của chúng ta mới có một "nhịp tim".
Các kỹ thuật tiên tiến hơn và hồ sơ phong phú hơn trong hiện tại đã giúp các nhà khoa học kiểm tra các giả thuyết và đưa ra con số chính xác hơn.
Con số này cũng gần khớp với một nghiên cứu từ năm 2018 của hai nhà khoa học từ Đại học Sydney (Úc), vốn chỉ ra chu trình carbon và kiến tạo mảng của Trái Đất hoạt động theo chu kỳ khoảng 26 triệu năm.
Nghiên cứu mới chỉ ra thêm rằng ở mỗi "nhịp tim", các thảm họa thường có tính nguyên nhân - hệ quả, cái này xảy ra dẫn đến tác động dây chuyền gây ra cái kia.
Tuy nhiên nguyên nhân sâu xa nhất - vì sao hành tinh của chúng ta phải thay đổi 27,5 triệu năm một lần - vẫn còn là bí ẩn.
Một số nghiên cứu khác từng cho rằng các chu kỳ thảm họa này có thể liên quan đến các vụ tấn công của sao chổi, thậm chí có thể do "hành tinh thứ chín" tác động.
Hành tinh thứ chín là một hành tinh giả thuyết còn ẩn nấp đâu đó trong hệ Mặt Trời, có thể rất lớn và có tương tác hấp dẫn đủ mạnh để ảnh hưởng đến nhiều hành tinh khác trong hệ.
Song, tác giả từ Đại học New York vẫn dồn mối hoài nghi lớn nhất cho chính Trái Đất.
"Các xung kiến tạo và biến đổi khí hậu theo chu kỳ này có thể là kết quả của các quá trình địa vật lý liên quan động lực của kiến tạo mảng và các chùm manti trong lớp phủ, được điều chỉnh bởi các chu kỳ thiên văn liên quan sự chuyển động của Trái Đất, hệ Mặt Trời và thiên hà" - các tác giả viết.
Nghiên cứu cũng đưa ra một kết luận khác khiến chúng ta có thể tạm thở phào: "Nhịp tim" tiếp theo chỉ xảy ra trong khoảng 20 triệu năm tới.