Nhóm tuổi 51 - 65 là mục tiêu siêu hời đối với những kẻ lừa đảo tình cảm

Một sự thật thú vị được ngân hàng TSB tiết lộ cho thấy, gần một nửa số tiền được báo cáo bị mất do sập bẫy lừa đảo tình cảm trong năm 2022, đều thuộc về những người trong nhóm từ 51 đến 65 tuổi.
Những kẻ lừa đảo thường dùng thủ đoạn tạo hồ sơ fake trên các trang web hẹn hò và mạng xã hội, rồi đầu tư thời gian xây dựng lòng tin với nhóm người đang muốn tìm kiếm một mối quan hệ, trước khi đưa ra yêu cầu về tiền mặt.

Nhóm tuổi 51 - 65 là mục tiêu siêu hời đối với những kẻ lừa đảo tình cảm
Phân tích của TSB dựa trên các khách hàng cho thấy, khoảng thời gian trung bình giữa lần thanh toán đầu tiên và lần thanh toán cuối cùng được các nạn nhân thực hiện cho kẻ lừa đảo là 53 ngày. Những khoản thanh toán kiểu này là điều phổ biến thường thấy trong một phi vụ lừa đảo tình cảm.
Xét về độ tuổi của nạn nhân trong các vụ lừa đảo tình cảm, theo báo cáo TSB nhận được, thanh niên từ 18 - 35 tuổi chiếm khoảng 26% trường hợp, những người từ 36 - 50 tuổi cũng chiếm 26%, những người từ 51 - 65 tuổi chiếm 25% và những người từ 65 tuổi trở lên chiếm 22%.
Tuy nhiên phía ngân hàng đã phát hiện ra rằng, những người thuộc nhóm tuổi từ 51 - 65 lại có xu hướng vung tay hào phóng nhất cho các “mối quan hệ” của họ, với số tiền chi ra chiếm 46% tổng thiệt hại tài chính do lừa đảo tình cảm.
Cũng theo phân tích của TSB trong năm 2022, hình thức yêu cầu trợ giúp tài chính dưới dạng chi trả các hóa đơn và chi phí sinh hoạt hàng ngày chiếm đến 60% tổng số vụ lừa đảo tình cảm.
Một số kẻ lừa đảo kỳ công dựng lên câu chuyện cụ thể về việc cần trợ giúp y tế, sửa sang nhà cửa hoặc bảo dưỡng xe hơi, trong khi những kẻ khác xin tiền với lí do đơn giản để có thể tạm thời “vượt qua” giai đoạn khó khăn.
Cứ 6 kẻ lừa đảo thì có 1 kẻ (chiếm 21%) vẽ lên hoàn cảnh đang bị mắc kẹt ở nước ngoài cần được hỗ trợ trong lúc loay hoay tìm cách về nhà, phổ biến nhất là kịch bản “
đang làm việc trên một giàn khoan dầu”.
Gần 1/10 (8%) trường hợp lừa đảo tình cảm có liên quan đến việc những kẻ lừa đảo ngọt ngào yêu cầu con mồi chuyển tiền, để book vé cho cả hai cùng tham gia một chuyến đi lãng mạn nào đó - những chuyến đi này cũng giống truyện cổ tích ở khía cạnh chưa bao giờ trở thành hiện thực.
Trong 4% trường hợp được ghi nhận, những kẻ lừa đảo nhận được khoản tiền từ các nạn nhân đơn giản vì chúng đã có trong tay những hình ảnh “nhạy cảm” của họ, hoặc vì chúng đã nắm được những thông tin cá nhân được nạn nhân chia sẻ.
TSB đưa ra khuyến cáo: Hãy tìm đến sự tư vấn của bạn bè hoặc các thành viên trong gia đình ngay lập tức, nếu bạn đang ở trong một mối quan hệ online và mối quan hệ này bắt đầu có xu hướng chuyển sang liên quan đến các yêu cầu về tiền bạc.

Nhóm tuổi 51 - 65 là mục tiêu siêu hời đối với những kẻ lừa đảo tình cảm
Phía ngân hàng cũng đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuyệt đối không cung cấp các thông tin cá nhân mang tính riêng tư và nhạy cảm.
TSB cho biết các phi vụ lừa đảo tình cảm chiếm đến 4% tổng số vụ lừa đảo mà ngân hàng ghi nhận và các phi vụ này có xu hướng trở thành những khoản tổn thất để lại dư chấn cảm xúc nặng nề nhất mà ngân hàng từng hoàn trả.
Người ta có thể dính tới một kẻ lừa đảo đến mức phải đi vay tiền nhằm “duy trì mối quan hệ của họ”. Một phần tư các trường hợp của ngân hàng TSB với tổng số tiền bị mất lên đến 10,000 bảng Anh liên quan đến thực trạng này.
Giám đốc phòng chống lừa đảo tại TSB Paul Davis khuyến cáo: “Cách tốt nhất để đánh bại những kẻ lừa đảo tình cảm chính là tìm đến sự tư vấn của bạn bè và gia đình về những mối quan hệ hiện tại của bạn - ngay khi bạn nhận được yêu cầu chuyển tiền thì đã đến lúc dừng lại rồi đấy”.

Tham khảo: Standard.co.uk
Các “hot girl” lừa đảo từng gây bão: Thì ra “Anna Việt Nam” vẫn chưa phải người đầu tiên
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top