Những dấu hiệu cho thấy bạn là người nhạy cảm với caffeine, nên chuyển sang đồ uống khác

M
Minh Ngọc Nguyễn Hoàng
Phản hồi: 0
Hơn 50% người trưởng thành tại Mỹ uống cà phê mỗi ngày, có nghĩa là ít nhất một nửa trong số chúng ta dựa vào caffeine để tăng cường sức khỏe hàng ngày. Tuy nhiên, mặc dù lượng caffeine tiêu thụ cao nhưng vẫn có nhiều người phải đối mặt với sự nhạy cảm với caffeine, biểu hiện bằng các triệu chứng như tim đập nhanh và bồn chồn.
Những dấu hiệu cho thấy bạn là người nhạy cảm với caffeine, nên chuyển sang đồ uống khác
Nếu đã từng trải qua những triệu chứng này, bạn có thể nghĩ rằng mình bị dị ứng caffeine. Nếu cơ thể bạn phản ứng với caffeine thì có nhiều khả năng bạn đang gặp phải các triệu chứng do sự gia tăng hormone adrenaline mà caffeine gây ra trong cơ thể. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá sự khác biệt giữa nhạy cảm với caffein và dị ứng với caffein, đồng thời tìm hiểu về các triệu chứng bạn có thể gặp khi nhạy cảm với caffein.

Sự khác biệt giữa nhạy cảm và dị ứng với caffeine

Những người nhạy cảm với caffeine thường có phản ứng xấu với adrenaline mà caffeine gây ra, trong khi những người bị dị ứng với caffeine lại có phản ứng histamine với chính caffeine. Một nghiên cứu trên tạp chí Dị ứng Châu Á Thái Bình Dương chỉ ra rằng phản vệ do dị ứng caffeine là rất hiếm, hầu hết các trường hợp đều có liên quan đến chất kích thích thứ hai như aspirin. Chỉ có một trường hợp ở Tây Ban Nha được cho là do một mình caffeine gây ra.
Những dấu hiệu cho thấy bạn là người nhạy cảm với caffeine, nên chuyển sang đồ uống khác
Vậy sự khác biệt là gì? Tiến sĩ Ross Perry, bác sĩ và giám đốc y tế của Cosmedics, nói: “Đối với một số người, có thể đơn giản là họ đã uống quá nhiều caffeine và cơ thể bị quá tải nên cần phải cắt giảm. Nhưng đối với những người khác, một lượng dù nhỏ nhất cũng có thể khiến họ cảm thấy hơi run, khó chịu ở bụng, đau đầu, mất ngủ, tim đập nhanh và tăng sự lo lắng. Nếu là trường hợp thứ hai thì có khả năng là bạn không thể dung nạp caffeine. Thông thường điều này phụ thuộc vào sự trao đổi chất của mỗi người. Sự trao đổi chất nhanh hơn có nghĩa là bạn không có khả năng nhạy cảm với caffeine, trừ khi bạn sử dụng quá mức. Ngược lại, những người có sự trao đổi chất chậm sẽ dễ bị ảnh hưởng hơn. "
Chuyên gia dinh dưỡng Jenaed Brodell giải thích thêm: “Sự nhạy cảm với caffeine có thể do nhiều yếu tố gây ra, chẳng hạn như giới tính, tuổi tác và cân nặng cũng như sự biến đổi di truyền của một cá nhân trong hóa học não bộ và chuyển hóa gan.”
Các triệu chứng thường xảy ra do chuyển hóa caffeine chậm hơn bình thường, dẫn đến caffeine tồn tại trong cơ thể lâu hơn. Những người nhạy cảm với caffein có thể dung nạp một lượng nhỏ caffeine, tùy thuộc vào khả năng chuyển hóa caffeine của họ. Tuy nhiên, những người bị dị ứng với caffeine có thể sẽ phản ứng với dù chỉ một lượng nhỏ cà phê. Vì những người nhạy cảm với caffeine chuyển hóa caffeine chậm hơn, các triệu chứng của họ có thể kéo dài trong vài giờ .
Caffeine có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng rối loạn lo âu và hoảng sợ. Mặc dù có thể bạn không nhạy cảm với caffeine, nhưng nếu bạn có tiền sử rối loạn lo âu thì bạn cũng nên tránh tiêu thụ chất này nếu có thể.

Các triệu chứng khi nhạy cảm với caffeine

Các biểu hiện khi bạn nhạy cảm với caffeine bao gồm:
- Tim đập nhanh
- Đau đầu
- Lo lắng
- Bồn chồn
- Mất ngủ
- Run người
- Cáu gắt
- Buồn đi vệ sinh
Brodell cho biết thêm: “Sự nhạy cảm với caffein có thể biểu hiện như nhịp tim đập nhanh, đau đầu, buồn nôn, lo lắng và khó ngủ. Mức độ của các triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ nhạy cảm mà một cá nhân trải qua cũng như lượng caffeine tiêu thụ. Còn những người bị dị ứng caffeine sẽ có các triệu chứng nghiêm trọng hơn như bị ngứa da, phát ban, khó chịu và run rẩy ”.

Đồ uống thay thế bạn nên thử nếu nhạy cảm với caffeine

Những dấu hiệu cho thấy bạn là người nhạy cảm với caffeine, nên chuyển sang đồ uống khác
Thay vì dùng caffeine, Tiến sĩ Perry khuyến nghị chúng ta uống nhiều nước hơn. “Nước là thức uống tốt nhất cho cơ thể, nhưng đối với nhiều người, họ thấy mình cần thêm thứ gì đó để khởi động ngày mới và lựa chọn caffeine giống như là thói quen. Nước nóng và chanh là sự thay thế tốt. Trà bạc hà, trái cây tươi và sinh tố rau, nước soda vắt thêm chanh, matcha hoặc trà đỏ, và nước dừa cũng đều là những lựa chọn tốt ”.
Nếu là người “nghiện trà”, bạn cũng có thể thử các lựa chọn thay thế cho trà đen, chẳng hạn như trà trắng, chỉ chứa 6-55 mg caffeine/250ml (trong khi trà xanh có khoảng 30-70 mg và trà đen có 47-90 mg). Trà trắng là trà được hái sớm hơn trà xanh hoặc trà đen; nói chung lá càng trưởng thành và càng được chế biến nhiều thì hàm lượng caffein càng cao. Bạn cũng có thể chọn các loại trà trái cây hoặc trà thảo mộc như trà hoa cúc hoặc bạc hà, những loại trà tự nhiên không chứa caffeine.
Brodell cho biết việc kiểm soát lượng caffeine mà chúng ta tiêu thụ có thể hữu ích. Thông thường, nồng độ caffeine thay đổi tùy theo chế độ của bạn. Ví dụ, một tách cà phê có thể chứa từ 100 đến 200 mg caffeine mỗi khẩu phần, khiến việc theo dõi lượng tiêu thụ hàng ngày của bạn trở nên khó khăn hơn. Do đó, bạn có thể cân nhắc chuyển từ cà phê sang một nguồn caffeine chất lượng cao thay thế, chẳng hạn như viên nén caffeine. Viên nén caffeine có thể an toàn hơn so với việc tiêu thụ cà phê thường xuyên.
Sự thay đổi này giúp bạn có thể đo lường chính xác liều lượng caffeine mà bạn đang tiêu thụ, loại bỏ nguy cơ kích thích quá mức caffeine. Bằng cách kiểm soát lượng caffeine tiêu thụ, bạn có thể loại bỏ một cách an toàn các tác dụng phụ thường gặp khi uống cà phê, chẳng hạn như bồn chồn, mệt mỏi và lo lắng.
Nguồn: Live Science
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top