Những kỹ xảo chính trị của Tào Tháo đến Gia Cát Lượng còn thua một bậc

Trong tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa, nhà văn La Quán Trung ca ngợi Lưu Bị, xem Tào Tháo là nhân vật phản diện. Tào Tháo được mô tả có hình dáng "cao 7 thước", "mắt nhỏ râu dài", có những cá tính khá nổi bật: gian xảo, đa nghi, t.à.n b.ạ.o nhưng cũng rất thông minh, nhiều mưu mẹo quyền biến. La Quán Trung không ủng hộ Tào Tháo, coi ông là "giặc nhà Hán" tuy nhiên ông không thể đi ngược lại lịch sử, vì vậy phải mượn lời các nhân vật khác để khen ngợi Tào Tháo.

Chẳng hạn, Hứa Thiệu - một người giỏi tướng số nhận định Tào Tháo: "Thời trị, ông là bầy tôi giỏi; Thời loạn, ông là kẻ gian hùng".

Tào Hồng liều mạng hộ vệ cho Tào Tháo rút lui khi bị thua Đổng Trác, trong lúc nguy cấp nói với ông: "Thiên hạ có thể không có tôi nhưng không thể không có ông!"

Tào Tháo bình định Hà Bắc của Viên Thiệu, các bô lão ra đón xưng tụng rằng: "Thời vua (Hán) Hoàn Đế có người giỏi xem thiên văn là Ân Quỳ đoán rằng: sau 50 năm sẽ có vị chân nhân nổi lên ở vùng Lương Bái, cứu giúp thiên hạ, tính thời gian đến nay thì người đó chính ứng với thừa tướng. Từ nay thiên hạ thái bình rồi"...

Mặc dù gian hùng, nhưng Tào Tháo có nhiều kỹ xảo về chính trị, phải nói bực nhất Tam Quốc. Gia Cát Lượng thần thông quảng đại cũng không thể sánh bằng. Dưới đây là một số trong đó:
1724163181532.png

Dùng tóc thay thủ cấp

Do phải hành quân qua một ruộng lúa nên Tào Tháo căn dặn không ai được làm tổn hại dù chỉ là một nhành lúa trên cánh đồng. Nhưng con ngựa của Tào Tháo sau đó lại bị bầy chim đang ăn trên ruộng lúa chợt bay vút lên khiến nó hoảng sợ giẫm đạt nát một góc ruộng, Tào Tháo rút gươm kề cổ mình trong tư thế chuẩn bị t.ự s.á.t thì quan quân xúm lại can ngăn, ông bèn cắt chỏm tóc trên đầu và nói "ta tạm tha tội cho mình, nhưng dùng tóc để thay đầu". Đây cũng là một trong những kỹ xảo chính trị của Tào Tháo.

Tam quốc diễn nghĩa có bài thơ nói về việc này:
"Mười vạn quân hùng lắm bụng sao,
Một người phạm phép xử thế nào?
Cắt tóc thay đầu yên bụng chúng,
Trí trá Tào Man ấy mới cao".

Mượn thủ cấp để mua lòng quân

Đây là một việc làm bá đạo, trong một lần đánh chiếm thành trì, do không đủ lương thực nên ông đã sai người cấp phát lương thực làm cái đấu đong gạo nhỏ lại để đong ít số gạo kéo dài thời gian, sau đó ông đổ tội cho viên quan trông coi việc cấp phát là Vương Hậu rồi đổ tội cho Hậu, chém đầu để trấn an lòng quân. Vì việc làm trên Tào Tháo đã trả công cho sự hy sinh oan uổng của viên quan ngày đó bằng cách nhận phụng dưỡng suốt đời gia đình của ông ta.

Không nhắc lỗi lầm của thủ hạ

Trong trận Quan Độ, Tào Tháo phá tan đại quân Viên Thiệu. Thiệu thu tàn quân bỏ chạy qua sông Hoàng Hà, trong lúc vội vã hoảng sợ, công văn giấy tờ bỏ lại hết. Tào Tháo kéo tới, bắt được đống công văn đó. Nghe báo cáo của cấp dưới, ông biết trong đống công văn có nhiều thư từ của những người cấp dưới mình từng tư thông với Viên Thiệu. Các thuộc hạ của ông đề nghị nên đối chiếu tên từng người để về Hứa Xương sẽ bắt trị tội. Nhưng Tào Tháo xua tay, ra lệnh hãy đốt cả đi. Mọi người ngạc nhiên hỏi vì sao, ông bảo:

"Khi Viên Thiệu mạnh, ta yếu, ngay cả ta lo giữ mình còn không xong, huống chi là người khác? "

Sự độ lượng của Tào Tháo khiến những người cấp dưới vô cùng khâm phục, những người từng manh tâm phản ông cũng hết sức cảm kích. Về điểm này, nhiều chính trị gia đương thời và sau ông chưa thể so sánh được.

Chọn điểm dừng thích hợp

Năm 216, Tào Tháo gần như lùi hẳn về Bắc củng cố thế lực rồi dâng biểu ép vua phải phong mình là Ngụy Vương để có đủ uy quyền mà trấn áp quân Đông Ngô. Có tướng hỏi sao ông "không lập quốc và xưng đế"? Tào Tháo chỉ nói:

" Trải qua bao năm chiến chinh hy vọng giữ vững giang sơn bờ cõi nhà Hán. Nay được làm đến chức Ngụy Vương, đã mãn nguyện lắm rồi, nếu có thì chỉ mong được như Chu Văn Vương ngày xưa thôi chứ nào ham gì chức vị đế vương?. "

Việc Tào Tháo so mình với Tây Bá Hầu Cơ Xương đời nhà Chu vì ông không muốn mang tiếng soán ngôi nhà Hán, nhưng đã sắp đặt cho con cháu mình sẽ là người kế tục sự nghiệp đế vương sau này.

Lấy lòng tướng sĩ

Một trong những ưu điểm của Tào Tháo là biết nhìn người và rất biết cách dùng người. Trong quá trình chinh chiến, Tào Tháo đã thu phục được nhiều hào kiệt cả văn lẫn võ làm người hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển cơ nghiệp của mình. Sở dĩ như vậy vì ông khéo lấy lòng họ. So với Tôn Quyền và Lưu Bị, hàng ngũ tướng sĩ của Tào Tháo đông và mạnh hơn. Ngoài những tướng trong họ có tài như Hạ Hầu Đôn, Hạ Hầu Uyên, Tào Nhân, Tào Hồng; còn những người ngoài họ, trong đó bên văn có Tuân Úc, Tuân Du, Trình Dục, Quách Gia, Lưu Hoa, Giả Hủ, Mãn Sủng, Mao Giới, Hứa Du, Chung Dao; bên võ có Điển Vi, Hứa Chử, Lý Điển, Nhạc Tiến, Vu Cấm, Trương Liêu, Trương Cáp, Từ Hoảng... Lực lượng hùng hậu đó giúp Tào Tháo luôn ở thế mạnh hơn trong những trận giao tranh với phe Lưu Bị và Tôn Quyền.

Trong bài Tam Quốc diễn ca cuối tác phẩm, La Quán Trung viết về ông:

Tào Tháo mới gian hùng quỷ quyệt
Khéo dùng người, thu hết anh hào
Đường đường tướng phủ ngôi cao,
Uy quyền hống hách ai nào dám đương?

Một việc điển hình là trong trận Uyển Thành, Tào Tháo mất con cả Tào Ngang, cháu Tào An Dân và tướng Điển Vi; nhưng tới khi nhớ tới trận này, ông khóc Điển Vi nhiều hơn cả. Trong trận Quan Độ, khi Hứa Du bỏ Viên Thiệu sang theo hàng, ông không kịp xỏ giày mà đi chân đất ra đón.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top