Những lý do có thể khiến kênh đào Phù Nam sủi tăm sau khởi công ầm ĩ

Sau khởi công ngày 5/8/2024 trong một sự kiện trống dong cờ mở bao nhiêu, Kênh đào Phù Nam (Funan Techo Canal) cho đến nay lặng lẽ bấy nhiêu. Đến ngay cả báo chí lẫn mạng xã hội Campuchia cũng không còn đề cập nhiều đến nữa. Thông tin cập nhật nhất hồi đầu tháng Chín vừa qua là Hội đồng Phát triển Campuchia đã có cuộc họp với Ủy ban Quốc gia Phát triển và Cải cách Trung Quốc (NDRC). Tại cuộc họp, NDRC cho biết sẽ đốc thúc các công ty Trung Quốc có đầu tư vào Phù Nam Techo tăng tốc triển khai, đảm bảo tiến độ do chính phủ Campuchia đề ra.
Có một số youtuber của Việt Nam đã đến tận nơi tìm hiểu, quay video cho thấy hầu như công trình không có động tĩnh gì.
1730296658012.png


1730296693426.png

1730296764749.png


1730296945784.png

1730297004156.png


1730297182702.png

Đây là ảnh chụp từ clip, quay con kênh nối sông Mekong từ Thủ đô Phnom Penh sẽ được mở rộng thành Kênh đào Phù Nam với bề rộng 100m (hiện mới chỉ khoảng 1/5 bề rộng thiết kế). Hầu như chưa có gì diễn ra cả. Chỗ khu nhà mái xanh chính là nơi dựng rạp khởi công.
Câu hỏi đặt ra là vì sao đến nay công trường Kênh đào mang sứ mệnh lịch sử của Campuchia lại lặng ngắt thế? Có một số lý do có thể liên quan:
Đang mùa nước nổi. Từ tháng 9 năm 2024 đến nay, Campuchia đã trải qua một mùa mưa kéo dài, với nhiều khu vực bị ảnh hưởng bởi lũ lụt. Đặc biệt, trận mưa lớn vào tháng 10 đã dẫn đến tình trạng ngập lụt tại nhiều tỉnh, gây thiệt hại cho mùa ngủ và hạ tầng. Các khu vực như Phnom Penh, Kampong Cham và Siem Reap là những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Dự báo thời tiết cho những tháng còn lại của năm 2024 cho thấy mưa sẽ tiếp tục, nhưng có khả năng giảm dần vào tháng 11 và tháng 12. Việc đào kênh thời điểm này sẽ gặp khó khăn hơn. (Trước đây dự án định khởi công vào cuối năm, nhưng sau đó đẩy sớm lên vì có nhiều ý kiến ra vào)
Bồi thường giải toả lớn. Bộ Công chính và Giao thông vận tải Campuchia cho biết tác động của dự án đến nhà ở của toàn bộ dân số là 2.305 ngôi nhà, trên diện tích đất ở là 180 ha, ảnh hưởng đến 11.525 người.
Bộ này cho biết thêm rằng trong tổng số hộ gia đình bị ảnh hưởng, chỉ có 400 hộ bị ảnh hưởng hoàn toàn. 1.905 hộ còn lại sẽ bị ảnh hưởng một phần, thông qua việc mất hàng rào, tường, giếng nước và nơi trú ẩn cho gia súc.
Ngoài ra, 3.469 ha đất nông nghiệp sẽ bị ảnh hưởng, bao gồm 2.775 ha đất nông nghiệp, 555 ha cây trồng và 43 tài sản công cộng, bao gồm ăng-ten, đường bộ, cột đèn và 149.163 cây xanh.
Tuy nhiên, đến nay việc đền bù giải phóng mặt bằng vẫn đang gặp vướng mắc. Một số báo nước ngoài đã đến tận nơi gặp người dân và họ cho biết chưa nhận được đền bù hay thông tin đền bù gì cả.
Huy động vốn gặp khó. Kênh đào này có tổng vốn đầu tư dự kiến 1,7 tỷ USD, xây dựng trong 4 năm (2028 hoàn thành). Trong đó, phía Trung Quốc góp 49%, 51% còn lại là các doanh nghiệp Campuchia. Cụ thể, Cảng tự trị Sihanoukville (PAS) và Cảng tự trị Phnom Penh (PPAP) nắm giữ 51% cổ phần, OCIC (Trung Quốc) nắm giữ 49%. Campuchia cũng đã tìm kiếm mời gọi Nhật Bản tham gia vào kênh đào này nhưng chưa đạt được kết quả nào. Theo như lời ông Hunsen, việc xây dựng kênh đào Funan Techo không hoàn toàn phụ thuộc vào tiền của Trung Quốc. Campuchia đã mở cửa cho các đối tức nước ngoài nhưng "những người bạn Trung Quốc đã đáp ứng nhu cầu của Campuchia khi không ai khác làm được điều đó”. Vấn đề là các doanh nghiệp Campuchia đã huy động được vốn để xây dựng Kênh đào chưa vẫn còn phải chờ xem.
Với những lý do như vậy, tôi cho rằng khả năng Kênh đào Phù Nam đến đầu sang năm mới thực sự triển khai. Tiến độ dự án nhanh hay chậm rốt cuộc cũng phụ thuộc vào tiền sẵn sàng hay chưa.
Kênh Funan Techo trải dài 180 km, bắt đầu từ Prek Takeo của sông Mê Kông, đi qua Prek Ta Ek của sông Bassac, sau đó vào Prek Ta Hing của sông Bassac ở huyện Koh Thom và kéo dài đến tỉnh Kep. Tuyến đường thủy này đi qua bốn tỉnh – Kandal, Takeo, Kampot và Kep – phục vụ tổng cộng 1,6 triệu người sống dọc theo bờ sông.
Kênh rộng 100 mét ở thượng nguồn và thu hẹp còn 80 mét ở hạ lưu, với độ sâu 5,4 mét (bao gồm độ sâu thông thuyền là 4,7 mét và biên độ an toàn là 0,7 mét). Kênh có hai làn đường để tàu thuyền đi qua an toàn theo cả hai hướng. Dự án cũng bao gồm việc xây dựng ba đập thủy điện, 11 cây cầu, vỉa hè dài 208 km, các thiết bị hỗ trợ thông thuyền và cơ sở hạ tầng thiết yếu khác qua sông. Với chi phí ước tính là 1,7 tỷ đô la, việc xây dựng được lên kế hoạch theo hợp đồng BOT (xây dựng-vận hành-chuyển giao) và dự kiến sẽ mất khoảng bốn năm để hoàn thành. #funantechoảnhhưởng
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top