ngocmai25tran
Pearl
Nhiều thông điệp mã hóa vẫn chưa được giải thích hoàn toàn sau hàng chục năm tồn tại.
Bản thảo Voynich. Ảnh: Paris Review.
Bản thảo dày 240 trang, viết bằng một ngôn ngữ bí ẩn cùng những biểu đồ và hình thực vật kỳ lạ. Theo giám định, bản thảo này ra đời khoảng những năm 1404–1438, chưa rõ tác giả. Một số ý kiến cho rằng đây là cuốn dược điển, số khác lại nghĩ là một loại sách cho các nhà giả kim, thậm chí sách từ ngoài hành tinh.
Mật mã Kryptos. Ảnh: Wired.
Bức điêu khắc gồm 4 phần và người ta mới chỉ giải được 3 phần. Năm 2006, Sanborn tiết lộ về một chữ bị thiếu trong phần hai. Năm 2010, ông lại gợi ý thêm: đoạn chữ NYPVTT trong phần 4 giải mã là BERLIN.
Mật mã Beale. Ảnh: Mind Blowing Facts.
Theo lời kể, một người đàn ông tên là Thomas Jefferson Beale đã tìm ra kho báu này năm 1818 ở Colorado, Mỹ, sau đó chuyển kho báu sang địa điểm mới và tạo ra 3 bảng mã. Bảng mã thứ hai đã được giải, tiết lộ kho báu được chôn ở Bedford, Virginia. Tuy nhiên, địa điểm chính xác của kho báu vẫn còn là một bí ẩn.
Đĩa Phaistos. Ảnh: Ancient History Encyclopedia.
Chiếc đĩa làm bằng đất sét nung với những biểu tượng lạ có thể là một dạng chữ tượng hình chưa ai biết. Các nhà nghiên cứu cho rằng đĩa Phaistos có niên đại khoảng 2.000 năm trước Công nguyên.
Chữ khắc Shugborough. Ảnh:Baldhiker.
Một số ý kiến cho rằng dòng chữ là manh mối về vị trí của Chén Thánh do các Hiệp sĩ dòng Đền để lại. Nhiều bộ óc thiên tài của nhân loại, trong đó có Charles Dickens và Charles Darwin, từng cố gắng giải mã dòng chữ này nhưng thất bại.
Vụ án Tamam Shud Ảnh: Cipher Mysteries.
Cụm từ này nghĩa là "kết thúc" hoặc "hoàn thành", xuất hiện ở trang cuối tập thơ "The Rubaiyat" của Omar Khayyam. Về sau, người ta còn tìm thấy một bản tập thơ của Khayyam chứa đoạn mã nguệch ngoạc được cho là di bút của nạn nhân. Tuy nhiên, không ai thực sự hiểu rõ ý nghĩa của những dòng chữ này và danh tính nạn nhân đến nay vẫn còn là điều bí ẩn.
Những lá thư Zodiac. Ảnh: Historic Mysteries.
Những lá thư có thể là một cách chế giễu các nhà báo và cảnh sát của tên sát nhân. Hiện mới chỉ có một trong số 4 thông điệp được giải mã và danh tính của kẻ sát nhân Zodiac vẫn còn là một bí ẩn.
Đài tưởng niệm bằng đá Georgia Guidestones. Ảnh: Julia World.
Chúng cũng được sắp xếp theo một số đặc điểm thiên văn nhất định. Hiện vẫn chưa ai tìm ra mục đích và nguồn gốc của đài tưởng niệm này.
Chữ viết bí ẩn Rongorongo. Ảnh: Alex Guerra Terra.
Những ký tự này đến nay vẫn chưa thể giải mã. Một số ý kiến cho rằng chúng có thể là manh mối cho sự sụp đổ kỳ lạ của nền văn minh trên Đảo Phục Sinh.
Olivier Levasseur là một học giả ở thế kỷ 18 và là một sĩ quan hải quân có niềm yêu thích đối với những biểu tượng ma thuật. Sau thời gian tham gia vào Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha, ông ta đã đảo ngũ và bắt đầu sự nghiệp cướp biển của mình, cướp phá nhiều con tàu trong suốt 14 năm.
Cuối cùng, khi bị bắt và chuẩn bị treo cổ vào ngày 7 tháng 7 năm 1730 bởi người Pháp, Levasseur đã tung một mật mã do chính mình tạo ra vào đám đông và kêu lên: "Hãy tìm kho báu của ta nếu các ngươi có thể hiểu được nó!".
Mật mã này là một văn bản có 17 dòng với những ký hiệu không xác định, và nó chưa bao giờ được giải mã hoàn toàn mặc dù đã có nhiều cố gắng, và từ những điều ít ỏi chúng ta biết, nó được cho là dẫn đến một kho báu hiện trị giá 100 triệu bảng Anh được chôn cất trên một hòn đảo ở Ấn Độ Dương.
Còn được gọi là "Harappan Script", chữ viết này có từ năm 2.700 - 1.900 trước Công nguyên, và được phát hiện cùng với hơn 4.000 đồ vật được khắc trong Thung lũng Indus. Một số đồ vật này đã đến tận vùng Lưỡng Hà do quan hệ thương mại giữa hai nền văn minh. Mỗi hiện vật, trung bình sẽ chứa một tập lệnh được tạo từ năm ký hiệu, và tập lệnh dài nhất chứa 26 ký hiệu. Mặc dù có những tranh cãi về việc liệu chữ viết có được kết nối với hệ thống chữ Brāhmī hay với các ngôn ngữ Dravidian hay không thì cho tới nay, nó vẫn chưa được giải mã.
“75628 28591 62916 48164 91748 58464 74748 28483 81638 18174
74826 26475 83828 49175 74658 37575 75936 36565 81638 17585
75756 46282 92857 46382 75748 38165 81848 56485 64858 56382
72628 36281 81728 16463 75828 16483 63828 58163 63630 47481
91918 46385 84656 48565 62946 26285 91859 17491 72756 46575
71658 36264 74818 28462 82649 18193 65626 48484 91838 57491
81657 27483 83858 28364 62726 26562 83759 27263
82827 27283 82858 47582 81837 28462 82837 58164 75748 58162 92000”.
Mật mã bao gồm 395 chữ số được sắp xếp theo nhóm năm chữ số và không được xuất bản trong bất kỳ ấn bản tiếp theo nào của cuốn sách. Cho đến nay, nó vẫn chưa được giải đáp, và thậm chí D'Agapeyeff đã tuyên bố rằng ông ấy đã quên mất cách đã mã hóa nó.
Mật mã Dorabella là một bức thư kèm theo của nhà soạn nhạc người Anh - Edward Elgar gửi cho người bạn Dora Penny của ông, sau đó là một bức thư khác vào tháng 7 năm 1897.
Mật mã chứa ba dòng với 87 ký tự được tạo từ 24 ký hiệu trông giống như hai đến ba hình bán nguyệt được sắp xếp theo tám hướng khác nhau. Dora tuyên bố ông chưa bao giờ có thể giải mã được bức thư này, và cho đến ngày nay nội dung của nó vẫn là một bí ẩn.
Codex được tìm thấy ở thành phố Rohonc ở miền Tây Hungary vào đầu thế kỷ 19, là một bản thảo có minh họa của một tác giả vô danh, nó chứa những văn bản được viết bằng một ngôn ngữ và chữ viết không xác định.
Bản thảo gồm 448 trang, và mỗi trang bao gồm từ 9 đến 14 hàng ký hiệu, điều này khiến người ta tin rằng nó có thể là giáo trình hoặc nhật ký.
Bất chấp nhiều cuộc điều tra của các học giả, cho tới nay vẫn chưa có sự hiểu biết chính xác về ý nghĩa thực sự của văn bản hoặc 87 hình ảnh minh họa trong cuốn bản thảo này.
Nguồn: Khoahoc.tv
1. Bản thảo Voynich
Bản thảo Voynich được coi là "bản thảo bí ẩn nhất thế giới". Tên bản thảo được đặt theo nhà buôn sách cổ Wilfrid M. Voynich, người đã mua nó năm 1912.Bản thảo dày 240 trang, viết bằng một ngôn ngữ bí ẩn cùng những biểu đồ và hình thực vật kỳ lạ. Theo giám định, bản thảo này ra đời khoảng những năm 1404–1438, chưa rõ tác giả. Một số ý kiến cho rằng đây là cuốn dược điển, số khác lại nghĩ là một loại sách cho các nhà giả kim, thậm chí sách từ ngoài hành tinh.
2. Mật mã Kryptos
Mật mã Kryptos là bức điêu khắc do nhà điêu khắc Jim Sanborn thiết kế và được đặt ngay bên ngoài trụ sở CIA tại Virginia, Mỹ. Mật mã Kryptos khó đến nỗi CIA cũng chưa thể giải hết.Bức điêu khắc gồm 4 phần và người ta mới chỉ giải được 3 phần. Năm 2006, Sanborn tiết lộ về một chữ bị thiếu trong phần hai. Năm 2010, ông lại gợi ý thêm: đoạn chữ NYPVTT trong phần 4 giải mã là BERLIN.
3. Mật mã Beale
Mật mã Beale gồm 3 bảng mã dẫn đến nơi chôn giấu một trong những kho báu vĩ đại nhất lịch sử nước Mỹ với hàng nghìn kg vàng, bạc và đá quý trị giá khoảng 43 triệu USD.Theo lời kể, một người đàn ông tên là Thomas Jefferson Beale đã tìm ra kho báu này năm 1818 ở Colorado, Mỹ, sau đó chuyển kho báu sang địa điểm mới và tạo ra 3 bảng mã. Bảng mã thứ hai đã được giải, tiết lộ kho báu được chôn ở Bedford, Virginia. Tuy nhiên, địa điểm chính xác của kho báu vẫn còn là một bí ẩn.
4. Đĩa Phaistos
Đĩa Phaistos do nhà khảo cổ Luigi Pernier tìm thấy trong cung điện Phaistos trên đảo Crete, Hy Lạp năm 1908.Chiếc đĩa làm bằng đất sét nung với những biểu tượng lạ có thể là một dạng chữ tượng hình chưa ai biết. Các nhà nghiên cứu cho rằng đĩa Phaistos có niên đại khoảng 2.000 năm trước Công nguyên.
5. Chữ khắc Shugborough
Chữ khắc Shugborough là dòng chữ lạ trên bức ********* từ thế kỷ 18 ở Staffordshire, Anh. Nhìn từ xa, ********* chỉ giống bản điêu khắc bức tranh "Những người chăn cừu ở Arcadia" nổi tiếng của Nicolas Poussin. Tuy nhiên, bên dưới bức khắc lại là một dòng chữ bí ẩn suốt 250 năm qua chưa có lời giải: DOUOSVAVVM.Một số ý kiến cho rằng dòng chữ là manh mối về vị trí của Chén Thánh do các Hiệp sĩ dòng Đền để lại. Nhiều bộ óc thiên tài của nhân loại, trong đó có Charles Dickens và Charles Darwin, từng cố gắng giải mã dòng chữ này nhưng thất bại.
6. Vụ án Tamam Shud
Vụ án Tamam Shud được coi là một trong những bí ẩn lớn nhất của Australia. Năm 1948, thi thể một người đàn ông được phát hiện trên bãi biển Somerton thuộc Adelaide, Australia. Người ta còn tìm thấy trong chiếc túi may giấu trong quần nạn nhân mảnh giấy nhỏ ghi "Tamam Shud".Cụm từ này nghĩa là "kết thúc" hoặc "hoàn thành", xuất hiện ở trang cuối tập thơ "The Rubaiyat" của Omar Khayyam. Về sau, người ta còn tìm thấy một bản tập thơ của Khayyam chứa đoạn mã nguệch ngoạc được cho là di bút của nạn nhân. Tuy nhiên, không ai thực sự hiểu rõ ý nghĩa của những dòng chữ này và danh tính nạn nhân đến nay vẫn còn là điều bí ẩn.
7. Những lá thư Zodiac
Những lá thư Zodiac gồm 4 thông điệp được mã hóa mà người ta cho là do Zodiac, tên giết người hàng loạt từng khiến dân chúng vùng Vịnh San Francisco, Mỹ khiếp sợ những năm 1960–1970, viết.Những lá thư có thể là một cách chế giễu các nhà báo và cảnh sát của tên sát nhân. Hiện mới chỉ có một trong số 4 thông điệp được giải mã và danh tính của kẻ sát nhân Zodiac vẫn còn là một bí ẩn.
8. Đài tưởng niệm bằng đá Georgia Guidestones
Đài tưởng niệm bằng đá Georgia Guidestones, còn gọi là "Stonehenge Mỹ", được dựng ở Elbert, Georgia năm 1979. Các tảng đá khắc 10 "điều răn dạy mới" bằng 8 ngôn ngữ gồm Anh, Tây Ban Nha, Swahili, Hindi, Do Thái, Arab, Trung Quốc và Nga.Chúng cũng được sắp xếp theo một số đặc điểm thiên văn nhất định. Hiện vẫn chưa ai tìm ra mục đích và nguồn gốc của đài tưởng niệm này.
9. Rongorongo
Rongorongo là một chuỗi ký tự chạm khắc được phát hiện trên nhiều đồ tạo tác ở Đảo Phục Sinh. Nhiều người tin rằng chúng tượng trưng cho một hệ chữ viết đã thất truyền và có thể là một trong số ít những phát minh chữ viết độc lập trong lịch sử nhân loại.Những ký tự này đến nay vẫn chưa thể giải mã. Một số ý kiến cho rằng chúng có thể là manh mối cho sự sụp đổ kỳ lạ của nền văn minh trên Đảo Phục Sinh.
10. Mật mã của Olivier Levasseur
Cuối cùng, khi bị bắt và chuẩn bị treo cổ vào ngày 7 tháng 7 năm 1730 bởi người Pháp, Levasseur đã tung một mật mã do chính mình tạo ra vào đám đông và kêu lên: "Hãy tìm kho báu của ta nếu các ngươi có thể hiểu được nó!".
Mật mã này là một văn bản có 17 dòng với những ký hiệu không xác định, và nó chưa bao giờ được giải mã hoàn toàn mặc dù đã có nhiều cố gắng, và từ những điều ít ỏi chúng ta biết, nó được cho là dẫn đến một kho báu hiện trị giá 100 triệu bảng Anh được chôn cất trên một hòn đảo ở Ấn Độ Dương.
11. Tập lệnh Indus
12. Mật mã D'Agapeyeff
Được tạo ra bởi nhà mật mã học người Anh gốc Nga - Alexander D'Agapeyeff vào năm 1939, mật mã này được xuất bản dưới dạng "challenge cipher" ở cuối ấn bản đầu tiên của cuốn sách của ông - Codes and Ciphers.“75628 28591 62916 48164 91748 58464 74748 28483 81638 18174
74826 26475 83828 49175 74658 37575 75936 36565 81638 17585
75756 46282 92857 46382 75748 38165 81848 56485 64858 56382
72628 36281 81728 16463 75828 16483 63828 58163 63630 47481
91918 46385 84656 48565 62946 26285 91859 17491 72756 46575
71658 36264 74818 28462 82649 18193 65626 48484 91838 57491
81657 27483 83858 28364 62726 26562 83759 27263
82827 27283 82858 47582 81837 28462 82837 58164 75748 58162 92000”.
Mật mã bao gồm 395 chữ số được sắp xếp theo nhóm năm chữ số và không được xuất bản trong bất kỳ ấn bản tiếp theo nào của cuốn sách. Cho đến nay, nó vẫn chưa được giải đáp, và thậm chí D'Agapeyeff đã tuyên bố rằng ông ấy đã quên mất cách đã mã hóa nó.
13. Mật mã Dorabella
Mật mã chứa ba dòng với 87 ký tự được tạo từ 24 ký hiệu trông giống như hai đến ba hình bán nguyệt được sắp xếp theo tám hướng khác nhau. Dora tuyên bố ông chưa bao giờ có thể giải mã được bức thư này, và cho đến ngày nay nội dung của nó vẫn là một bí ẩn.
14. Rohonc Codex
Bản thảo gồm 448 trang, và mỗi trang bao gồm từ 9 đến 14 hàng ký hiệu, điều này khiến người ta tin rằng nó có thể là giáo trình hoặc nhật ký.
Bất chấp nhiều cuộc điều tra của các học giả, cho tới nay vẫn chưa có sự hiểu biết chính xác về ý nghĩa thực sự của văn bản hoặc 87 hình ảnh minh họa trong cuốn bản thảo này.
Nguồn: Khoahoc.tv