Những mong đợi từ Hội nghị khí hậu Glasgow

Mới đây, hội nghị các bên về Biến đổi Khí hậu của Liên hợp quốc (COP26) tổ chức vào 31/10 tại Glasgow, nội dung xoay quanh việc xác định mục tiêu tiến gần hơn đến một nền kinh tế bền vững, không carbon vào năm 2050.
Hội nghị khí hậu lần này quy tụ các đại biểu đến từ khắp nơi trên thế giới, thảo luận về kế hoạch giảm phát thải và hạn chế biến đổi khí hậu. Câu hỏi quan trọng được nêu ra trong hội nghị là liệu các quốc gia có mở rộng cam kết đối với Thỏa thuận Paris, kế hoạch quốc tế đã được đưa ra vào năm 2015 về việc giữ cho mức nóng lên toàn cầu dưới 2 độ C (3,6 độ F) và mục tiêu lâu dài là dưới 1,5 độ C (2,7 độ F) hay không.
Những mong đợi từ Hội nghị khí hậu Glasgow
Có đến 197 đại diện tham gia vào hội nghị năm 2015 đã đồng ý với Thỏa thuận Paris và các cam kết nhằm giảm lượng khí thải dưới 1,5 độ C và mức sử dụng năng lượng giảm 45% từ năm 2010 đến năm 2030 và chạm mức 0 vào năm 2050. Đại diện của các quốc gia thành viên không phải lúc nào cũng cam kết và gắn bó với hiệp định, cụ thể, năm 2019, Hoa Kỳ tuyên bố rút khỏi Hiệp định Paris dưới thời Tổng thống Donald Trump.
Mục tiêu của COP26 đề ra là để các quốc gia đồng ý với các kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính được thực hiện từ nay đến năm 2030; Trong đó, các quốc gia sẽ làm việc cùng nhau để hỗ trợ thích ứng với biến đổi khí hậu đã xảy ra; Tiếp theo là vận động các nước phát triển hỗ trợ nguồn kinh phí 100 tỷ đô la mỗi năm cho việc cải thiện khí hậu, đồng nghĩa với việc lượng khí thải chúng ta tạo ra không nhiều hơn so với khí quyển. Mục tiêu cuối cùng là hoàn thiện Sổ tay Quy tắc Paris nhằm đề ra các hướng dẫn cụ thể để đạt được Thỏa thuận Paris.
Những mong đợi từ Hội nghị khí hậu Glasgow
Cuộc họp COP diễn ra hàng năm (năm nay là lần thứ 26). Do sự trì hoãn bởi dịch Covid vào năm 2020, nên tất cả mọi người đều đang hướng về hội nghị năm nay, bên cạnh đó, các quốc gia sẽ cập nhật tiến trình hoạt động 5 năm một lần về những tham vọng trong việc cắt giảm lượng khí thải. Tất cả các quốc gia được yêu cầu cung cấp một cam kết thích ứng. Trong đó nêu ra những thách thức mà mỗi quốc gia phải đối mặt trong việc thích nghi với biến đổi khí hậu và những dự định mà các quốc gia sẽ thực hiện để vượt qua những trở ngại đó.
Đối với các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia phát triển sẽ được yêu cầu đưa ra mức hỗ trợ tài chính cho những quốc gia khó khăn hơn. Theo thỏa thuận Paris, các nước phát triển sẽ huy động 100 tỷ đô la mỗi năm để giúp các nước đang phát triển hoàn thành các mục tiêu khí hậu của họ. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế liên chính phủ (OECD), các quốc gia phát triển đã cung cấp mức hỗ trợ tài chính lên đến 78,9 tỷ USD trong năm 2018.
Những mong đợi từ Hội nghị khí hậu Glasgow
Các đại biểu tham dự COP26 sẽ hoàn thiện Sổ tay quy tắc Paris với hầu hết nội dung đã được thông qua vào năm 2018 tại hội nghị COP24 của Liên hợp quốc tại Ba Lan. Tuy nhiên, hiện vẫn có một vài vấn đề nổi bật mà các quốc gia cần phải thống nhất về việc giảm phát thải. Trong đó, cấu trúc nền tảng của Thỏa thuận Paris là thị trường carbon: Các quốc gia hoặc công ty gặp khó khăn trong việc giảm phát thải như các hãng hàng không có thể mua tín dụng phát thải từ các công ty. Điều này sẽ tạo ra sự cân bằng giữ cho lượng khí thải tổng thể ở mức thấp.
Tuy nhiên, hiện nay có những dấu hiệu cho thấy COP26 đang phải đối mặt với những khó khăn mạnh mẽ trong việc đạt được những mục tiêu này. Theo các tài liệu được BBC thu thập đã cho thấy một số quốc gia phát triển đang đi ngược lại với những nỗ lực chung trong kỳ vọng giảm bớt nhu cầu về nhiên liệu hóa thạch.

Nguồn: Live Science
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top