Những rủi ro ít ai ngờ tới của hiện tượng nhật thực

Vào hôm nay 8/4, một sự kiện thiên văn đặc biệt sẽ diễn ra tại Bắc Mỹ - nhật thực toàn phần. Đây được xem là hiện tượng được mong chờ nhất trong năm nay tại khu vực này, thu hút sự quan tâm của hàng triệu người dân từ Canada, Mỹ cho đến Mexico. Tuy nhiên, bên cạnh vẻ đẹp huyền ảo của nhật thực, sự kiện này cũng tiềm ẩn những rủi ro và hệ lụy đáng lo ngại.
Một trong những mối quan ngại hàng đầu chính là vấn đề giao thông. Theo phân tích của Tiến sĩ Don Redelmeier từ Đại học Toronto, đường đi của nhật thực trong tháng 4 này nằm trong tầm lái xe của khoảng 200 triệu người Mỹ, làm gia tăng nguy cơ xảy ra các vụ tai nạn ô tô gây tử vong. Dữ liệu cho thấy trong lần nhật thực toàn phần năm 2017, số vụ tai nạn giao thông đã tăng lên đáng kể. Cứ 25 phút lại có thêm 1 người bị tai nạn và cứ 95 phút lại có thêm 1 trường hợp tử vong. Tổng cộng, nhật thực toàn phần trước đã góp phần gây ra 46 ca tử vong tại Bắc Mỹ.
Những rủi ro ít ai ngờ tới của hiện tượng nhật thực
Năm 2017, đã có hơn 20 triệu người Mỹ di chuyển tới các thành phố khác để xem nhật thực toàn phần
Đáng lo ngại hơn, đường đi của nhật thực năm nay sẽ đi qua nhiều thành phố lớn hơn so với 7 năm trước. Ước tính có khoảng 31,6 triệu cư dân Mỹ sống trên đường nhật thực toàn phần, gấp hơn 2,5 lần so với con số 12 triệu người vào năm 2017. Chuyên gia nhận định lượng người tham gia sẽ tương đương như 20-30 trận Super Bowl diễn ra cùng lúc, biến sự kiện này trở thành một trong những sự kiện quốc gia lớn nhất lịch sử. Cục Quản lý Đường cao tốc Liên bang Mỹ cảnh báo tình trạng tắc đường là không thể tránh khỏi, đồng thời đưa ra khuyến cáo người dân nên đến sớm, về muộn và tránh di chuyển trên đường đi của nhật thực.
Những rủi ro ít ai ngờ tới của hiện tượng nhật thực
Sản lượng điện mặt trời tại Mỹ được dự báo sẽ giảm mạnh khi nhật thực toàn phần diễn ra
Bên cạnh vấn đề giao thông, nhật thực toàn phần cũng ảnh hưởng nặng nề đến sản lượng điện. Trong lần nhật thực năm 2017, chỉ riêng tại Mỹ, sản lượng điện mặt trời đã giảm tới 25%, tương đương mức tiêu thụ năng lượng hàng ngày của 600 triệu bóng đèn hoặc 4,5 triệu ngôi nhà. Để bù đắp lượng điện thiếu hụt, các nhà máy buộc phải gia tăng sử dụng nhiên liệu hóa thạch như than và khí đốt, dẫn đến lượng khí thải CO2 tăng thêm 5.000 tấn.
Năm nay, tác động của nhật thực đến nguồn điện có thể còn nghiêm trọng hơn khi đường kính vùng ảnh hưởng rộng hơn đáng kể. Hơn nữa, Mỹ hiện đã phụ thuộc nhiều hơn vào năng lượng tái tạo với công suất điện mặt trời tăng gấp 3 lần so với năm 2017. Texas, bang sản xuất năng lượng mặt trời hàng đầu, có thể chứng kiến sản lượng giảm xuống còn 7,6% so với bình thường trong thời gian diễn ra sự kiện.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top