Những siêu sao khổng lồ lớn gấp hàng ngàn lần Mặt Trời, có thể "nuốt chửng" cả Thái Dương Hệ

T
Nguyễn Thu Hà
Phản hồi: 0
Khi ở vị trí cách xa các ngôi sao, Mặt Trời của chúng ta trông thật lớn và đáng ngưỡng mộ. Nếu phóng tầm mắt ra xa khỏi thiên hà, Mặt Trời sẽ không còn là người khổng lồ duy nhất nữa. Trên thực tế, so với nhiều ngôi sao khác thì nó chỉ có kích thước trung bình. Vậy ngôi sao lớn nhất được biết đến trong vũ trụ là gì?
Câu trả lời còn phụ thuộc vào việc chúng ta đang nói về khối lượng hay thể tích của ngôi sao đó. Những ngôi sao nặng nhất thường không đáng kể khi xét về kích thước vật lý. Hơn nữa, khi chúng già đi sẽ có xu hướng mở rộng và giảm khối lượng. Giống như nói về con người vậy - những người cao nhất có thể không nặng nhất.
Nếu xét về khối lượng, ngôi sao R136a1 hiện đang giữ kỷ lục nặng nhất. Nó nằm cách Trái đất khoảng 160.000 năm ánh sáng trong Đám mây Magellan. Về đường kính, ngôi sao này có kích thước gấp 30 đến 40 lần Mặt Trời. Nó giống như đặt một quả anh đào bên cạnh một quả yoga khổng lồ, nặng hơn 200 lần. Ngôi sao này cũng tương đối trẻ - khoảng 1 triệu năm tuổi so với 4,5 tỷ năm của mặt trời.
Còn nếu xét về kích thước và đường kính, sẽ có một ứng cử viên khác. Đầu tiên là một ngôi sao có tên UY Scuti, một siêu sao khổng lồ lớn gấp 1.700 lần Mặt Trời. Tuy nhiên, có một số điều không chắc chắn trong việc xác định đường kính những ngôi sao nằm rất xa như UY Scuti cách Trái Đất 9.500 năm ánh sáng. Các nhà khoa học thường dựa vào lượng ánh sáng mà nó phát ra. Nhưng thực tế là các siêu quang màu đỏ như UY Scuti hay "thay đổi", có nghĩa độ sáng có biến động bất thường dẫn đến sai số lớn. Chưa chắc phép đo của chúng ta đã chính xác.

Những siêu sao khổng lồ lớn gấp hàng ngàn lần Mặt Trời, có thể nuốt chửng cả Thái Dương Hệ
Vũ trụ của chúng ta có rất nhiều ngôi sao khổng lồ
Một báo cáo từ năm 2013 cho thấy, UY Scuti có thể lớn hơn khoảng 192 lần bán kính Mặt Trời. Các nhà nghiên cứu lúc đó nói siêu sao khổng lồ rất khó để mô hình hóa vì bề mặt không ổn định.
Các ngôi sao có chu vi tương tự khác bao gồm WOH G64, dưới 5 triệu năm tuổi, hoặc VY Canis Majoris khoảng 8,2 triệu năm tuổi. Cả hai đều có đường kính lớn hơn khoảng 1.500 lần đường kính Mặt Trời. Chúng có thể vượt trội hơn kích thước UY Scuti. Nếu bất kỳ ngôi sao nào trong số này được đặt vào vị trí trung tâm hiện tại của Mặt Trời, chúng sẽ bao phủ mọi hành tinh bên trong gồm cả sao Mộc. Trái Đất và tất cả các hành tinh bên trong sẽ bị bốc hơi.
Dù Mặt Trời không phải ngôi sao lớn nhất, nó cũng không phải nhỏ nhất. Ngôi sao nhỏ nhất được biết đến là EBLM J0555-57Ab, nhỏ hơn cả sao Thổ. Nó không thể duy trì phản ứng tổng hợp hạt nhân ở lõi, thay vào đó sẽ được phân loại là sao lùn nâu.
Vũ trụ quá rộng lớn và những ngôi sao được dự đoán lớn nhất hay nhỏ nhất chỉ vì nằm lân cận chúng ta. Xét cho cùng, không thể đo kích thước của nhiều ngôi sao khác ở phía bên kia Dải Ngân hà. Ở đâu đó ngoài kia, có thể vẫn còn những ngôi sao lớn hơn UY Scuti hay nhỏ hơn EBLM J0555-57Ab.


>>>Kiểm tra thuyết tương đối rộng của Albert Einstein, liệu đó có phải "chân lý cơ bản của vũ trụ" ?

Nguồn livescience
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top