Những sự thật thú vị về sao Mộc - người anh em gần gũi của Trái Đất (Phần 1)

Được đặt tên theo vị vua của các vị thần trong thần thoại La Mã - Jupiter - sao Mộc chắc chắn là "đứa trẻ" lớn nhất trong khối trong Hệ Mặt trời của chúng ta và cách Mặt trời khoảng 743 triệu km, mất khoảng 43 phút để ánh sáng có thể chiếu được từ Mặt trời tới nó. Và với những cơn bão amoniac hoành hành trôi nổi trên lớp hydro và heli, vô số mặt trăng tự nhiên và màu sắc rực rỡ, sao Mộc chắc chắn là một kỳ quan đáng để chúng ta chiêm ngưỡng.

Những điều gì bạn chưa biết về sao mộc

Sao Mộc bao nhiêu tuổi?
Sao Mộc được cho là hình thành cùng với thời điểm Hệ Mặt Trời được tạo ra, có nghĩa là nó có tuổi đời vào khoảng 4,5 tỷ năm. Sao Mộc được hình thành khi lực hấp dẫn kéo khí và bụi xoáy vào một thiên thể khổng lồ. Trên thực tế, sao Mộc có khối lượng lớn đến mức nó chiếm hơn gấp đôi khối lượng tổng hợp của tất cả các hành tinh khác. Những thứ này đến từ vật chất còn sót lại sau khi Mặt trời hình thành.

Những sự thật thú vị về sao Mộc - người anh em gần gũi của Trái Đất (Phần 1)
Sao Mộc nóng hay lạnh?
Đây thực sự không phải là một câu hỏi đơn giản để trả lời như khi chúng ta hỏi về tuổi của sao Mộc. Do áp suất rất lớn của bầu khí quyển của hành tinh, các nhà khoa học gặp một chút khó khăn khi phải tin tưởng tuyệt đối vào bất kỳ phép đo nhiệt độ nào được thực hiện từ không gian hoặc sử dụng các tàu thăm dò hy sinh. Tuy nhiên, họ đã tìm cách đọc được nhiệt độ ở rìa trên của khối khí khổng lồ, cho chúng ta kết quả xấp xỉ khoảng -229 độ F (-145 độ C). Có nghĩa rằng sao Mộc cực kỳ lạnh, amoniac kết tinh được hình thành trong khí quyển và tạo nên một trong những thành phần chính của nó. Tuy nhiên, đó là một bức tranh rất khác khi bạn đến gần lõi của hành tinh.
Càng di chuyển sâu vào bầu khí quyển, áp suất càng tăng, khiến nhiệt độ tăng lên mức "dễ chịu" hơn 69,8 độ F (21 độ C). Nếu một con tàu thăm dò nhiệt độ có thể sống sót trong cuộc hành trình, bạn sẽ thấy rằng hydro hóa lỏng khi bạn đi sâu, khi nhiệt độ tăng lên khoảng 17.492 độ F (9.700 độ C). Và nếu có thể chạm tới lõi của hành tinh này, với vật chất chủ yếu gồm đá và thậm chí là hydro kim loại, nhiệt độ có thể lên tới 67.532 độ F (37.500 độ C).
Bạn có thể đi bộ trên Sao Mộc không?
Về cơ bản là không, nhưng đây là một vấn đề rất phức tạp. Có một số lý do khiến bạn không thể đi bộ trên sao Mộc, từ dạng khí chủ yếu của nó, sự tồn tại của khí ăn mòn, nhiệt độ khắc nghiệt, gió mạnh và mức độ bức xạ cao. Tuy nhiên, lý do chính thực sự là sự thiếu hoàn toàn một bề mặt vững chắc để bước tiếp ngay từ đầu. Phần lõi được cho là tương đối rắn, nhưng áp suất và nhiệt độ cao đến mức bạn có thể sẽ không bao giờ chạm tới được.

Những sự thật thú vị về sao Mộc - người anh em gần gũi của Trái Đất (Phần 1)
Nếu đặt trường hợp như bạn có thể đặt chân vào bầu khí quyển của sao Mộc, lực hấp dẫn khổng lồ của nó sẽ nhanh chóng hút bạn xuống trung tâm cực kỳ nóng và gió của nó. Những cơn gió này được ước tính có thể đạt tới khoảng 400 dặm một giờ (644 km/h) ở một số khu vực, khiến chúng trở nên nguy hiểm như bão.
Giả sử bằng một cách nào đó, bạn đã cố gắng thâm nhập vào các lớp bên ngoài của khí quyển và cố gắng "đi bộ" đến đó, liệu bạn có đủ dũng cảm không? Trong trường hợp bạn tiếp tục, cuối cùng bạn sẽ đạt đến một lớp hydro lỏng, chuyển từ trạng thái khí sang trạng thái lỏng do áp suất mạnh. Tuy nhiên, chất lỏng sẽ không hỗ trợ cho trọng lượng của bạn, bạn sẽ bị kéo xuống.
Nếu bạn đang cố gắng phát triển một số dạng trợ lực nổi để giúp bạn "đi bộ" trên một số lớp của khí quyển Sao Mộc, thì bạn cũng sẽ không tồn tại được lâu. Vì sao vậy? Nồng độ amoniac quá cao trên Sao Mộc có thể dẫn đến tử vong do nhiễm độc và sẽ nhanh chóng ăn mòn bất kỳ thiết bị nào bạn mặc.

Và một số sự thật thú vị về sao Mộc là gì?

1. Sao Mộc là lá chắn của Trái đất
Những sự thật thú vị về sao Mộc - người anh em gần gũi của Trái Đất (Phần 1)
Giống như một người anh em lớn, hành tinh khổng lồ Sao Mộc giúp ngăn chặn các mối đe dọa tiềm tàng đối với Trái đất và các hành tinh bên trong khác. Nhiều đến mức nó đôi khi được coi là người bảo vệ Trái đất. Một số nhà thiên văn học tin rằng lực hấp dẫn mạnh mẽ của khối khí khổng lồ nặng 2,4 lần so với Trái đất, kéo một số sao chổi và tiểu hành tinh lao từ bên ngoài Hệ Mặt trời vào phần bên trong của nó. Và đó là lý do vì sao sao Mộc được gọi là "lá chắn của Trái đất."
Lực kéo này có thể bảo vệ Trái Đất khỏi một số sao chổi thời kỳ dài xâm nhập vào hệ mặt trời từ các vùng bên ngoài của nó, chẳng hạn như sao chổi được cho là đã gây ra sự diệt vong của loài khủng long, gây ra những tác động khôn lường đối với con người và các sinh vật sống khác. Nếu không có Sao Mộc ở gần, các sao chổi thời kỳ dài sẽ va chạm với hành tinh của chúng ta thường xuyên hơn nhiều.
Bên cạnh đó, lực hấp dẫn mạnh mẽ của Sao Mộc cũng đã giúp tạo ra vành đai tiểu hành tinh bằng cách ngăn các mảnh vỡ không gian kết hợp lại thành một hành tinh và đẩy một số tiểu hành tinh này về phía Mặt trời khi chúng ở gần Trái Đất hơn.
2. Sao Mộc có rất nhiều mặt trăng

Những sự thật thú vị về sao Mộc - người anh em gần gũi của Trái Đất (Phần 1)
Trên thực tế, cuộc kiểm đếm gần đây nhất đưa ra tổng số là 79 mặt trăng xung quanh nó. Hầu hết chúng rất nhỏ, 4 vệ tinh lớn nhất, được gọi là vệ tinh Galilean, được đặt tên là Ganymede, Europa, Io và Callisto. Bốn mặt trăng này được gọi là vệ tinh Galilean vì chúng được phát hiện vào năm 1610 bởi nhà thiên văn học Galileo Galilei.
Mỗi mặt trăng trong số này đều có những đặc điểm rất thú vị, nổi bật như:
- Ganymede là mặt trăng lớn nhất trong Hệ Mặt trời, với đường kính 3.275 dặm (5.270 km).
- Io có rất nhiều núi lửa đang hoạt động và được bao phủ bởi lưu huỳnh.
- Người ta tin rằng chúng ta có thể tìm thấy một đại dương nước bên dưới bề mặt đá dày cộp, băng giá của Callisto.
- Europa được bao phủ bởi một bề mặt băng giá, nứt nẻ và cũng có thể có một đại dương nước lỏng.
Các mặt trăng khác có đường kính nhỏ hơn và hầu hết đều có hình dạng bất thường. Hầu hết các mặt trăng nhỏ này được cho là các tiểu hành tinh đã bị lực hấp dẫn mạnh của Sao Mộc bắt giữ.
3. Sao Mộc có một cơn bão hoành hành hàng trăm năm

Những sự thật thú vị về sao Mộc - người anh em gần gũi của Trái Đất (Phần 1)
Sự thật này có thể khiến bạn ngạc nhiên nhất. Các nhà khoa học tại NASA đã tiết lộ rằng cái gọi là "Vết đỏ lớn" được phát hiện trên bề mặt Sao Mộc hơn 200 năm trước, thực sự là một cơn bão khổng lồ, quay tròn trong bầu khí quyển của Sao Mộc. Chưa ai có những hiểu biết chắc chắn về "Vết đỏ lớn" lần đầu tiên xuất hiện trên Sao Mộc, nhưng rõ ràng cơn bão này là một cơn bão đã xuất hiện từ rất lâu.
Nó có vẻ rất giống với các cơn bão ở đây trên Trái Đất, ngoại trừ việc nó thực sự rất khủng khiếp, phạm vi của nó rộng đến mức có thể chứa vừa hai hành tinh Trái đất bên trong nó. Gió bên trong cơn bão này đạt tốc độ khoảng 270 dặm một giờ (435 km) và 400 dặm một giờ (644 km) ở một số nơi gần các cực.
4. Sao Mộc rất lớn, nhưng nó đang co lại

Những sự thật thú vị về sao Mộc - người anh em gần gũi của Trái Đất (Phần 1)
Bạn có thể đọc ở đâu đó hoặc học trong trường học rằng Sao Mộc là hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời, điều này đúng nhưng lớn đến mức nào thì có thể bạn chưa hình dung được. Nhìn chung, Sao Mộc lớn hơn khoảng 2,5 lần so với tất cả các hành tinh trong hệ mặt trời cộng lại. Khối lượng của Sao Mộc lớn hơn Trái Đất 318 lần.
Mặc dù sao Mộc đang tăng khối lượng từ các va chạm hoặc bồi tụ với tốc độ gấp 8.000 lần Trái đất, nhưng kích thước của nó thực sự đang giảm. Sao lại có nghịch lý như vậy? Hành tinh này có nguồn nhiệt bên trong của riêng mình, được cung cấp năng lượng từ sự sụp đổ trọng trường chậm bắt đầu khi hành tinh mới hình thành. Điều này khiến hành tinh thải ra nhiều bức xạ hơn so với lượng bức xạ mà nó nhận được từ Mặt trời, dẫn đến sự nguội lạnh theo thời gian, khiến hành tinh thu nhỏ lại. Các nhà thiên văn ước tính rằng sao Mộc hiện đang thu hẹp gần 2 cm mỗi năm. Đó không phải là điều mà bạn có thể nhận thấy chỉ trong một cuộc đời của con người.
5. Mặc dù lớn như vậy, nhưng Sao Mộc có thể là một ngôi sao thất bại

Những sự thật thú vị về sao Mộc - người anh em gần gũi của Trái Đất (Phần 1)
Nguyên nhân là do một số đặc tính bên trong Sao Mộc rất giống với Mặt Trời. Trên thực tế, có nhiều giả thuyết cho rằng đó là một ngôi sao thất bại . Bầu khí quyển của nó rất giàu hydro và heli, rất giống với khí quyển được tìm thấy trong các ngôi sao. Tuy nhiên, sao Mộc không có đủ khối lượng để kích hoạt phản ứng nhiệt hạch trong lõi của nó. Các ngôi sao tạo ra năng lượng bằng cách hợp nhất các nguyên tử hydro khi tiếp xúc với nhiệt độ và áp suất cực lớn để tạo ra heli, giải phóng nhiệt và ánh sáng.
Phản ứng nhiệt hạch của một ngôi sao được kích hoạt nhờ trọng lực và khối lượng khổng lồ của nó. Sao Mộc sẽ cần phải dày đặc hơn 70 lần để có thể kích hoạt quá trình phản ứng tổng hợp hạt nhân cần thiết để trở thành một ngôi sao.
(Còn tiếp...)
Nguồn
interesting
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top