Tập đoàn Nikon, nổi tiếng với sản phẩm máy ảnh và thiết bị quang học, đang bắt tay vào một cuộc chuyển đổi sang nhà cung cấp linh kiện cho những tập đoàn công nghệ.
“Hầu hết mọi người nhắc đến chúng tôi như một công ty máy ảnh, nhưng trong quá khứ, Nikon từng được biết đến là đơn vị cung cấp linh kiện. Giờ đây ranh giới giữa mô hình B2C và B2B không còn rõ ràng như xưa”, Giám đốc điều hành Toshikazu Umatate cho biết trong một cuộc phỏng vấn.
Để thay đổi điều đó, CEO Umatate, 66 tuổi đang tìm cách tái định vị Nikon trong thị trường ngày càng cạnh tranh, bắt đầu từ việc trở thành nhà cung cấp linh kiện cho ngành sản xuất chip, vật liệu cao cấp, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, đồng thời duy trì vị thế trong lĩnh vực sản xuất máy ảnh kỹ thuật số.
Trong kế hoạch trung hạn Nikon công bố vào tuần trước, ông Umatate đặt mục tiêu lợi nhuận hoạt động là 70 tỷ yên trên doanh thu 700 tỷ yên trong năm tài chính 2025, cao hơn nhiều so với lợi nhuận dự báo cho năm tài chính kết thúc vào cuối tháng 3 vừa qua: 47 tỷ yên và 550 tỷ yên.
Một phần doanh thu sẽ được dùng cho hoạt động mua bán và sáp nhập. Theo Umatate, Nikon dành khoảng 200 tỷ đến 300 tỷ yên cho các thương vụ, công ty cũng không có ý định cắt giảm số lượng công việc mà sẽ tập trung đào tạo lại đội ngũ gần 20.000 nhân viên của công ty. Thực tế, Nikon có kế hoạch tăng gấp đôi tuyển dụng trong nước cho năm tài chính hiện tại, lên 570 nhân viên, nhiều nhất trong một thập kỷ.
Trong quá khứ, Nikon và đối thủ của họ, Canon, từng cạnh tranh cho vị trí dẫn đầu thị trường thì nay ASML đến từ Hà Lan là cái tên thống trị thị trường đầu cuối. ASML đã phát triển thành công máy in thạch bản sử dụng công nghệ in cực tím cho phép Intel Corp., Samsung Electronics Co. cùng nhiều hãng khác tạo ra những con chip tiên tiến nhất thế giới.
Tuy nhiên, Nikon vẫn biết cách biến mình trở nên cần thiết. Công ty có kế hoạch duy trì vai trò trong hệ sinh thái EUV bằng cách cung cấp thiết bị kiểm tra và sản phẩm dựa trên công nghệ ánh sáng. Umatate cho biết: “Nhu cầu nhiều hơn tôi dự đoán và kể từ năm ngoái, chúng tôi phải tăng cường mảng EUV”.
Nikon vẫn còn cất giấu một số con bài tiềm năng như Lasermeister, một máy in 3-D sử dụng tia laser để tạo ra các bộ phận bằng hợp kim titan. Một công nghệ khác là xử lý riblet, tạo ra các bề mặt siêu nhỏ hoạt động giống như da cá mập nhân tạo làm giảm đáng kể ma sát, tăng hiệu suất bề mặt trên thân xe hoặc tuabin gió. Điểm chung của tất cả công nghệ trên là đều sử dụng ánh sáng.
Nguồn: Yahoo Finance
“Hầu hết mọi người nhắc đến chúng tôi như một công ty máy ảnh, nhưng trong quá khứ, Nikon từng được biết đến là đơn vị cung cấp linh kiện. Giờ đây ranh giới giữa mô hình B2C và B2B không còn rõ ràng như xưa”, Giám đốc điều hành Toshikazu Umatate cho biết trong một cuộc phỏng vấn.
Tái định vị bản thân
Được thành lập từ năm 1917, hơn một thế kỷ hoạt động Nikon tạo ra những chiếc máy ảnh chất lượng, dễ tiếp cận với người dùng. Cùng với Sony Corp., Toyota Motor Corp. và nhiều thương hiệu công nghệ khác, Nikon góp phần đưa Nhật Bản thoát ra khỏi đống đổ nát chiến tranh và trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chỉ trong vài thập kỷ. Tuy nhiên, sự trỗi dậy của điện thoại thông minh cùng công nghệ sản xuất chip tiên tiến - lĩnh vực Nikon từng dẫn đầu - đã làm sụt giảm doanh thu của hãng, giảm khoảng 50% so với mức đỉnh năm 2013 là 1 nghìn tỷ yên (8 tỷ USD).Để thay đổi điều đó, CEO Umatate, 66 tuổi đang tìm cách tái định vị Nikon trong thị trường ngày càng cạnh tranh, bắt đầu từ việc trở thành nhà cung cấp linh kiện cho ngành sản xuất chip, vật liệu cao cấp, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, đồng thời duy trì vị thế trong lĩnh vực sản xuất máy ảnh kỹ thuật số.
Một phần doanh thu sẽ được dùng cho hoạt động mua bán và sáp nhập. Theo Umatate, Nikon dành khoảng 200 tỷ đến 300 tỷ yên cho các thương vụ, công ty cũng không có ý định cắt giảm số lượng công việc mà sẽ tập trung đào tạo lại đội ngũ gần 20.000 nhân viên của công ty. Thực tế, Nikon có kế hoạch tăng gấp đôi tuyển dụng trong nước cho năm tài chính hiện tại, lên 570 nhân viên, nhiều nhất trong một thập kỷ.
Sản phẩm dựa trên ánh sáng
Nhu cầu tăng cao đối với chất bán dẫn và thiết bị sản xuất chip củng cố thêm triển vọng tăng trưởng của Nikon, mặc dù hãng không còn cung cấp những loại máy in thạch bản tiên tiến nhất để khắc chip.Trong quá khứ, Nikon và đối thủ của họ, Canon, từng cạnh tranh cho vị trí dẫn đầu thị trường thì nay ASML đến từ Hà Lan là cái tên thống trị thị trường đầu cuối. ASML đã phát triển thành công máy in thạch bản sử dụng công nghệ in cực tím cho phép Intel Corp., Samsung Electronics Co. cùng nhiều hãng khác tạo ra những con chip tiên tiến nhất thế giới.
Tuy nhiên, Nikon vẫn biết cách biến mình trở nên cần thiết. Công ty có kế hoạch duy trì vai trò trong hệ sinh thái EUV bằng cách cung cấp thiết bị kiểm tra và sản phẩm dựa trên công nghệ ánh sáng. Umatate cho biết: “Nhu cầu nhiều hơn tôi dự đoán và kể từ năm ngoái, chúng tôi phải tăng cường mảng EUV”.
Nikon vẫn còn cất giấu một số con bài tiềm năng như Lasermeister, một máy in 3-D sử dụng tia laser để tạo ra các bộ phận bằng hợp kim titan. Một công nghệ khác là xử lý riblet, tạo ra các bề mặt siêu nhỏ hoạt động giống như da cá mập nhân tạo làm giảm đáng kể ma sát, tăng hiệu suất bề mặt trên thân xe hoặc tuabin gió. Điểm chung của tất cả công nghệ trên là đều sử dụng ánh sáng.
Nguồn: Yahoo Finance