Mr. Macho
Writer
Để làm cạn kiệt nguồn tài chính của Nga, EU đã cấm buôn bán các hàng hóa được cho là tạo ra doanh thu đáng kể cho Điện Kremlin hoặc được sử dụng cho chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine.
Tuy nhiên, tờ Politico (Mỹ) cho biết, một số quốc gia như Kazakhstan và Armenia ở Trung Á đã bị cáo buộc giúp Nga tránh các lệnh trừng phạt bằng cách chấp nhận hàng hóa bị cấm đi qua lãnh thổ của họ.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen hoan nghênh thỏa thuận chính trị này, cho biết gói cấm vận thứ 11 sẽ giáng thêm đòn vào Nga bằng các hạn chế xuất khẩu được thắt chặt, nhắm vào các thực thể ủng hộ Điện Kremlin.
Không phải tất cả thành viên EU đều đồng ý rằng đây sẽ là bước đi hợp lý. Một số quốc gia, trong đó có Đức, lo ngại rằng một cơ chế như vậy sẽ làm tổn hại đến quan hệ ngoại giao.
Một báo cáo được công bố gần đây bởi công ty tư vấn rủi ro Corisk có trụ sở tại Na Uy tiết lộ cách thức để các công ty tuồn hàng hóa sang Nga.
Phân tích dữ liệu hải quan từ 12 quốc gia EU, Na Uy, Anh, Mỹ và Nhật Bản cho thấy việc lách các lệnh trừng phạt xuất khẩu đối với Nga lên tới 8,5 tỷ USD vào năm 2022.
Trong số các quốc gia được nghiên cứu, Đức - nền kinh tế lớn nhất EU - có lẽ là nước xuất khẩu hàng hóa bị trừng phạt lớn nhất sang Nga; tiếp theo là Litva. Hai nước này đã cung cấp một nửa số hàng hóa mà phương Tây không cho phép Nga tiếp cận.
Đầu năm 2022, xuất khẩu những mặt hàng này của phương Tây sang Nga giảm mạnh nhưng sang các nước láng giềng lại tăng vọt. Gần một nửa số hàng "xuất khẩu song song" này được chuyển qua Kazakhstan và phần còn lại qua Gruzia, Armenia, Kyrgyzstan và các nước khác.
Lượng xe tải diesel hạng trung mà Đức xuất khẩu sang Nga đã giảm xuống 0 vào tháng 5/2022. Tuy nhiên, doanh số bán những chiếc xe tải tương tự này sang Armenia đã tăng theo cấp số nhân và đạt mức gấp 5 lần lượng mà Đức đã bán cho Nga trước đó vào tháng 9.
Các lãnh đạo phương Tây tại Hội nghị Phục hồi Ukraine ở London. Ảnh: AFP
Litva cũng đã xuất khẩu hàng hóa bị trừng phạt sang Nga, nhưng thông qua một tuyến đường khác – Belarus. Vilnius dường như đã tăng doanh số bán xe cho nước láng giềng lên gấp 10 lần trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 9 năm ngoái.
Al Jazeera nhận định, do xuất khẩu sang Nga đã giảm xuống bằng 0 và nhu cầu ô tô của Belarus khó có thể tăng mạnh như vậy nên có vẻ như những hàng hóa này sẽ được chuyển đến Nga.
Bộ trưởng Thương mại và Hội nhập Serik Zhumangarin phát biểu trước đài truyền hình RFE: "Khi lệnh trừng phạt lần đầu được áp đặt đối với Nga, đại diện các nước phương Tây đã đưa cho chúng tôi danh sách 7.000 loại hàng hóa là đối tượng của lệnh trừng phạt. Nói cách khác, đó là toàn bộ kim ngạch thương mại của chúng tôi. Khi trao đổi, chúng tôi đã nói rằng mình không thể chặn hoặc theo dõi tất cả những thứ này."
Bộ trưởng cho biết chính phủ Kazakhstan đã đàm phán với các đối tác Mỹ và EU để giảm số lượng mặt hàng. Ông cũng cho hay, danh sách cuối cùng đã được tổng hợp dựa trên cơ sở các mặt hàng có trong vũ khí của Nga ở Ukraine. Hiện tại có 104 loại hàng hóa bị cấm, và các bên vẫn đang tiếp tục làm việc.
Tuy nhiên, tờ Politico (Mỹ) cho biết, một số quốc gia như Kazakhstan và Armenia ở Trung Á đã bị cáo buộc giúp Nga tránh các lệnh trừng phạt bằng cách chấp nhận hàng hóa bị cấm đi qua lãnh thổ của họ.
Nhắm trừng phạt vào thực thể ủng hộ Nga
Sau khi thông qua 10 gói trừng phạt vào Nga từ tháng 2/2022, các đại sứ EU trong tuần này đã đồng ý với một cơ chế mới: nếu các nước thứ ba không tuân theo lệnh trừng phạt của phương Tây hoặc không thể giải thích được sự gia tăng đột ngột trong việc buôn bán các mặt hàng Nga bị cấm vận, thì các nước này cũng sẽ phải đối mặt với trừng phạt từ EU.Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen hoan nghênh thỏa thuận chính trị này, cho biết gói cấm vận thứ 11 sẽ giáng thêm đòn vào Nga bằng các hạn chế xuất khẩu được thắt chặt, nhắm vào các thực thể ủng hộ Điện Kremlin.
Không phải tất cả thành viên EU đều đồng ý rằng đây sẽ là bước đi hợp lý. Một số quốc gia, trong đó có Đức, lo ngại rằng một cơ chế như vậy sẽ làm tổn hại đến quan hệ ngoại giao.
Các công ty tuồn hàng sang Nga
Kinh tế Nga được đánh giá là kiên cường trước các lệnh trừng phạt hơn dự kiến. Hàng hóa bị EU trừng phạt vẫn đang tìm đường đến Nga và chiến trường ở Ukraine.Phân tích dữ liệu hải quan từ 12 quốc gia EU, Na Uy, Anh, Mỹ và Nhật Bản cho thấy việc lách các lệnh trừng phạt xuất khẩu đối với Nga lên tới 8,5 tỷ USD vào năm 2022.
Trong số các quốc gia được nghiên cứu, Đức - nền kinh tế lớn nhất EU - có lẽ là nước xuất khẩu hàng hóa bị trừng phạt lớn nhất sang Nga; tiếp theo là Litva. Hai nước này đã cung cấp một nửa số hàng hóa mà phương Tây không cho phép Nga tiếp cận.
Xuất khẩu sang Nga giảm, sang láng giềng Nga lại tăng vọt
Nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp châu Âu, đặc biệt là các doanh nghiệp Đức, tận dụng các nước thứ ba để bán sản phẩm của họ cho Nga. Điều này thể hiện rõ ràng qua việc phân tích dữ liệu xuất khẩu của các hàng hóa bị cấm như đồ xa xỉ, nước hoa, công nghệ tiên tiến, chất bán dẫn, thiết bị vận tải,...Đầu năm 2022, xuất khẩu những mặt hàng này của phương Tây sang Nga giảm mạnh nhưng sang các nước láng giềng lại tăng vọt. Gần một nửa số hàng "xuất khẩu song song" này được chuyển qua Kazakhstan và phần còn lại qua Gruzia, Armenia, Kyrgyzstan và các nước khác.
Lượng xe tải diesel hạng trung mà Đức xuất khẩu sang Nga đã giảm xuống 0 vào tháng 5/2022. Tuy nhiên, doanh số bán những chiếc xe tải tương tự này sang Armenia đã tăng theo cấp số nhân và đạt mức gấp 5 lần lượng mà Đức đã bán cho Nga trước đó vào tháng 9.
Litva cũng đã xuất khẩu hàng hóa bị trừng phạt sang Nga, nhưng thông qua một tuyến đường khác – Belarus. Vilnius dường như đã tăng doanh số bán xe cho nước láng giềng lên gấp 10 lần trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 9 năm ngoái.
Al Jazeera nhận định, do xuất khẩu sang Nga đã giảm xuống bằng 0 và nhu cầu ô tô của Belarus khó có thể tăng mạnh như vậy nên có vẻ như những hàng hóa này sẽ được chuyển đến Nga.
Lỗ hổng của EU: Danh sách quá dài
Quan chức cấp cao ở Kazakhstan thừa nhận với Politico rằng, hàng hóa đã được chuyển qua nước này, bất chấp những nỗ lực ngăn chặn.Bộ trưởng Thương mại và Hội nhập Serik Zhumangarin phát biểu trước đài truyền hình RFE: "Khi lệnh trừng phạt lần đầu được áp đặt đối với Nga, đại diện các nước phương Tây đã đưa cho chúng tôi danh sách 7.000 loại hàng hóa là đối tượng của lệnh trừng phạt. Nói cách khác, đó là toàn bộ kim ngạch thương mại của chúng tôi. Khi trao đổi, chúng tôi đã nói rằng mình không thể chặn hoặc theo dõi tất cả những thứ này."
Bộ trưởng cho biết chính phủ Kazakhstan đã đàm phán với các đối tác Mỹ và EU để giảm số lượng mặt hàng. Ông cũng cho hay, danh sách cuối cùng đã được tổng hợp dựa trên cơ sở các mặt hàng có trong vũ khí của Nga ở Ukraine. Hiện tại có 104 loại hàng hóa bị cấm, và các bên vẫn đang tiếp tục làm việc.