VNR Content
Pearl
Theo một báo cáo được công bố của Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch (CREA - Phần Lan) công bố hôm 19/4, các nước phương Tây đã nhập khẩu các sản phẩm dầu trị giá 42 tỷ EUR từ các quốc gia đang tăng nhập khẩu dầu thô của Nga trong khoảng thời gian 12 tháng qua.
Tuy nhiên, các quốc gia này đã tăng nhập khẩu các sản phẩm dầu tinh chế từ các quốc gia đang trở thành nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất của Nga. Đây là một kẽ hở lớn có thể làm giảm tác động của lệnh trừng phạt đối với Nga" , CREA cho biết.
Trong 1 năm qua, các quốc gia thuộc liên minh giá trần đã tăng nhập khẩu các sản phẩm dầu tinh chế từ Trung Quốc (tăng 3,6 triệu tấn hay 94%), Ấn Độ (tăng 0,3 triệu tấn hay 2%), Thổ Nhĩ Kỳ (tăng 1,8 triệu tấn hay 43%), UAE (tăng 2,6 triệu tấn hay 23%) và Singapore (tăng 1,8 triệu tấn hay 33%).
Trong đó, nhà nhập khẩu lớn nhất các sản phẩm dầu từ các quốc gia thứ 3 là EU (17,7 tỷ EUR), Australia (8,0 tỷ EUR), Mỹ (6,6 tỷ EUR), Vương quốc Anh (5,0 tỷ EUR) và Nhật Bản (4,8 tỷ EUR).
Được biết, xuất khẩu các sản phẩm dầu hàng tháng của Trung Quốc sang Châu Âu và Australia tăng đột biến vào cuối năm 2022, vượt xa mức lịch sử.
Trước lệnh trừng phạt đối với dầu của Nga, Trung Quốc đã tăng đáng kể xuất khẩu các sản phẩm dầu, đạt 2,9 triệu tấn vào quý 4 năm 2022, cao hơn 150% so với mức trung bình hàng quý năm 2022.
Cảng Sikka của Ấn Độ là cảng xuất khẩu sản phẩm dầu lớn nhất sang các quốc gia thuộc liên minh giá trần và là cảng nhập khẩu dầu thô vận chuyển bằng đường biển lớn nhất thế giới từ Nga.
Nhà máy lọc dầu của PetroChina ở Đại Liên, Trung Quốc là nơi tiếp nhận dầu thô của Nga lớn nhất trên thế giới, do có một đường ống kết nối với Nga. Điểm đến của các sản phẩm dầu từ Đại Liên là Australia.
Dầu Nga vẫn chảy vào châu Âu bất chấp các lệnh trừng phạt. Ảnh: iStock
Đáng chú ý, 56% lượng dầu thô của Nga đến các quốc gia thứ 3 đã được vận chuyển bằng tàu thuộc sở hữu và/hoặc được bảo hiểm bởi các quốc gia thuộc liên minh giá trần.
EU đã cấm phần lớn nhiên liệu hóa thạch của Nga kể từ tháng 2/2022, ngoại trừ số lượng hạn chế dầu thô, khí đốt vận chuyển qua đường ống, khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) và các sản phẩm dầu mỏ.
Nhưng khối lượng lớn dầu thô của Nga - nguồn doanh thu lớn hơn khí đốt - vẫn đang được vận chuyển ra thị trường toàn cầu, khiến một số chuyên gia nghi ngờ rằng dầu Nga đang tìm đường đến thị trường châu Âu qua cửa sau.
"Kể từ khi áp dụng các biện pháp trừng phạt, khối lượng dầu thô mà Nga xuất khẩu ít nhiều vẫn ổn định" , Saad Rahim, nhà kinh tế trưởng tại công ty thương mại hàng hóa toàn cầu Trafigura cho biết. "Có thể dầu của Nga vẫn đang được bán cho EU và các quốc gia phương Tây thông qua bên trung gian".
Một tuyến đường tiềm năng vào châu Âu là đi qua đường ống Baku-Tbilisi-Ceyhan (Azerbaijan) hay cảng Ceyhan, ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên, châu Âu cho biết họ đang nỗ lực khắc phục những kẽ hở trong các lệnh trừng phạt bằng cách bổ nhiệm cựu Đại sứ EU tại Mỹ, David O'Sullivan, làm đặc phái viên chuyên trách giải quyết hành vi lách luật.
Trong khi đó, Mai Rosner, một thành viên tham gia dự án của CREA, chỉ ra:
"Dầu Nga tiếp tục chảy khắp thế giới là một đặc điểm chứ không phải lỗi của các biện pháp trừng phạt của phương Tây. Các chính phủ đã mở cửa sau cho ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch và các thương nhân cũng như các công ty dầu mỏ lớn đang khai thác những kẽ hở này để tiếp tục kinh doanh như bình thường".
Phương Tây nhập khẩu gián tiếp dầu của Nga
"EU, hầu hết các nước G7 và Australia (tạm gọi là liên minh giá trần) đã cấm hoặc hạn chế nhập khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu của Nga, dẫn đến giá dầu và doanh thu xuất khẩu của Nga giảm đáng kể.Tuy nhiên, các quốc gia này đã tăng nhập khẩu các sản phẩm dầu tinh chế từ các quốc gia đang trở thành nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất của Nga. Đây là một kẽ hở lớn có thể làm giảm tác động của lệnh trừng phạt đối với Nga" , CREA cho biết.
Trong 1 năm qua, các quốc gia thuộc liên minh giá trần đã tăng nhập khẩu các sản phẩm dầu tinh chế từ Trung Quốc (tăng 3,6 triệu tấn hay 94%), Ấn Độ (tăng 0,3 triệu tấn hay 2%), Thổ Nhĩ Kỳ (tăng 1,8 triệu tấn hay 43%), UAE (tăng 2,6 triệu tấn hay 23%) và Singapore (tăng 1,8 triệu tấn hay 33%).
Trong đó, nhà nhập khẩu lớn nhất các sản phẩm dầu từ các quốc gia thứ 3 là EU (17,7 tỷ EUR), Australia (8,0 tỷ EUR), Mỹ (6,6 tỷ EUR), Vương quốc Anh (5,0 tỷ EUR) và Nhật Bản (4,8 tỷ EUR).
Được biết, xuất khẩu các sản phẩm dầu hàng tháng của Trung Quốc sang Châu Âu và Australia tăng đột biến vào cuối năm 2022, vượt xa mức lịch sử.
Trước lệnh trừng phạt đối với dầu của Nga, Trung Quốc đã tăng đáng kể xuất khẩu các sản phẩm dầu, đạt 2,9 triệu tấn vào quý 4 năm 2022, cao hơn 150% so với mức trung bình hàng quý năm 2022.
Cảng Sikka của Ấn Độ là cảng xuất khẩu sản phẩm dầu lớn nhất sang các quốc gia thuộc liên minh giá trần và là cảng nhập khẩu dầu thô vận chuyển bằng đường biển lớn nhất thế giới từ Nga.
Nhà máy lọc dầu của PetroChina ở Đại Liên, Trung Quốc là nơi tiếp nhận dầu thô của Nga lớn nhất trên thế giới, do có một đường ống kết nối với Nga. Điểm đến của các sản phẩm dầu từ Đại Liên là Australia.
Đáng chú ý, 56% lượng dầu thô của Nga đến các quốc gia thứ 3 đã được vận chuyển bằng tàu thuộc sở hữu và/hoặc được bảo hiểm bởi các quốc gia thuộc liên minh giá trần.
Châu Âu thừa nhận kẽ hở của lệnh trừng phạt
Theo tờ Politico (Mỹ), giới chức châu Âu thừa nhận dầu mỏ Nga vẫn đang chảy vào thị trường châu Âu bất chấp các lệnh trừng phạt.EU đã cấm phần lớn nhiên liệu hóa thạch của Nga kể từ tháng 2/2022, ngoại trừ số lượng hạn chế dầu thô, khí đốt vận chuyển qua đường ống, khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) và các sản phẩm dầu mỏ.
Nhưng khối lượng lớn dầu thô của Nga - nguồn doanh thu lớn hơn khí đốt - vẫn đang được vận chuyển ra thị trường toàn cầu, khiến một số chuyên gia nghi ngờ rằng dầu Nga đang tìm đường đến thị trường châu Âu qua cửa sau.
"Kể từ khi áp dụng các biện pháp trừng phạt, khối lượng dầu thô mà Nga xuất khẩu ít nhiều vẫn ổn định" , Saad Rahim, nhà kinh tế trưởng tại công ty thương mại hàng hóa toàn cầu Trafigura cho biết. "Có thể dầu của Nga vẫn đang được bán cho EU và các quốc gia phương Tây thông qua bên trung gian".
Một tuyến đường tiềm năng vào châu Âu là đi qua đường ống Baku-Tbilisi-Ceyhan (Azerbaijan) hay cảng Ceyhan, ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên, châu Âu cho biết họ đang nỗ lực khắc phục những kẽ hở trong các lệnh trừng phạt bằng cách bổ nhiệm cựu Đại sứ EU tại Mỹ, David O'Sullivan, làm đặc phái viên chuyên trách giải quyết hành vi lách luật.
Trong khi đó, Mai Rosner, một thành viên tham gia dự án của CREA, chỉ ra:
"Dầu Nga tiếp tục chảy khắp thế giới là một đặc điểm chứ không phải lỗi của các biện pháp trừng phạt của phương Tây. Các chính phủ đã mở cửa sau cho ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch và các thương nhân cũng như các công ty dầu mỏ lớn đang khai thác những kẽ hở này để tiếp tục kinh doanh như bình thường".