VNR Content
Pearl
Gần như chỉ sau một đêm, khu chăn thả trên cao nguyên xa xôi ở phía bắc bang New Mexico đã biến thành ngôi nhà tạm cho các nhà khoa học và kỹ sư chạy đua để chế tạo quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới. Những con đường đất được xây dựng vội vã và những ngôi nhà tạm bợ mọc lên khi số lượng người đến đây tăng vọt.
Sau 80 năm sau, Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos lại tham gia vào dự án vũ khí hạt nhân tham vọng nhất kể từ Thế chiến II. Nhiệm vụ của trung tâm này là hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân bằng cách tạo ra lõi plutonium - thành phần chính của vũ khí hạt nhân.
Khoảng 3.300 công nhân được tuyển dụng trong 2 năm qua, với tổng số người tham gia đã lên tới hơn 17.270.
Dù những tiến bộ công nghệ đã thay đổi cách thức thực hiện công việc tại Los Alamos, một số điều vẫn được giữ nguyên ở thị trấn này. Sự bí mật vẫn bao trùm nơi này suốt từ khi nó được thành lập vào những năm 1940.
James Owen, phó giám đốc phòng thí nghiệm về kỹ thuật vũ khí, đã có hơn 25 năm làm việc trong chương trình vũ khí hạt nhân.
“Những gì chúng tôi làm đều có ý nghĩa. Đây không phải là một công việc, mà là một thiên chức và sự cống hiến”, Owen nói trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn AP sau chuyến tham quan hiếm hoi tới nơi các công nhân đang chuẩn bị ghép các lõi plutonium lại với nhau bằng tay.
Tấm biển ở cổng dẫn vào nơi thực hiện Dự án Manhattan chế tạo bom nguyên tử. (Ảnh: AP)
“Nhược điểm là chúng tôi không thể kể cho mọi người về tất cả những điều thú vị mà chúng tôi làm ở đây”, ông Owen cho biết.
Ưu tiên của Los Alamos là duy trì kho dự trữ hạt nhân, nhưng phòng thí nghiệm cũng tiến hành nhiều công việc và nghiên cứu khám phá không gian, siêu máy tính, năng lượng tái tạo và cách hạn chế các mối đe dọa toàn cầu từ bệnh tật và tấn công mạng. Điều thu hút nhất là việc sản xuất lõi plutonium.
Trong khi đó, các nhóm hoạt động và phản đối phổ biến vũ khí hạt nhân đặt câu hỏi về sự cần thiết phải chế tạo vũ khí mới và chi phí ngày càng lớn.
Bên cạnh đó, các quan chức địa phương đang phải xử lý nhiều tác động từ việc mở rộng phòng thí nghiệm, như hồi các tướng quân đội tranh giành xây dựng thành phố bí mật trên đồi vào năm 1943.
Bên cạnh những câu hỏi về tính đạo đức của vũ khí hạt nhân, các cơ quan giám sát cho rằng nỗ lực hiện đại hóa của chính phủ liên bang đã vượt xa dự đoán chi tiêu và chậm nhiều năm so với kế hoạch.
Đầu tháng này, các nhà phân tích độc lập của chính phủ đưa ra báo cáo cho thấy ngân sách ngày càng tăng và chậm trễ so với kế hoạch.
Đối với người quản lý phòng thí nghiệm, nhiệm vụ mới không hề dễ dàng. Owen cho biết, giới chức Mỹ cảm thấy sứ mệnh của nơi mang tính cấp bách, khi các mối đe dọa toàn cầu ngày càng gia tăng.
Theo AP
Sau 80 năm sau, Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos lại tham gia vào dự án vũ khí hạt nhân tham vọng nhất kể từ Thế chiến II. Nhiệm vụ của trung tâm này là hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân bằng cách tạo ra lõi plutonium - thành phần chính của vũ khí hạt nhân.
Khoảng 3.300 công nhân được tuyển dụng trong 2 năm qua, với tổng số người tham gia đã lên tới hơn 17.270.
Dù những tiến bộ công nghệ đã thay đổi cách thức thực hiện công việc tại Los Alamos, một số điều vẫn được giữ nguyên ở thị trấn này. Sự bí mật vẫn bao trùm nơi này suốt từ khi nó được thành lập vào những năm 1940.
James Owen, phó giám đốc phòng thí nghiệm về kỹ thuật vũ khí, đã có hơn 25 năm làm việc trong chương trình vũ khí hạt nhân.
“Những gì chúng tôi làm đều có ý nghĩa. Đây không phải là một công việc, mà là một thiên chức và sự cống hiến”, Owen nói trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn AP sau chuyến tham quan hiếm hoi tới nơi các công nhân đang chuẩn bị ghép các lõi plutonium lại với nhau bằng tay.
“Nhược điểm là chúng tôi không thể kể cho mọi người về tất cả những điều thú vị mà chúng tôi làm ở đây”, ông Owen cho biết.
Ưu tiên của Los Alamos là duy trì kho dự trữ hạt nhân, nhưng phòng thí nghiệm cũng tiến hành nhiều công việc và nghiên cứu khám phá không gian, siêu máy tính, năng lượng tái tạo và cách hạn chế các mối đe dọa toàn cầu từ bệnh tật và tấn công mạng. Điều thu hút nhất là việc sản xuất lõi plutonium.
Trong khi đó, các nhóm hoạt động và phản đối phổ biến vũ khí hạt nhân đặt câu hỏi về sự cần thiết phải chế tạo vũ khí mới và chi phí ngày càng lớn.
Bên cạnh đó, các quan chức địa phương đang phải xử lý nhiều tác động từ việc mở rộng phòng thí nghiệm, như hồi các tướng quân đội tranh giành xây dựng thành phố bí mật trên đồi vào năm 1943.
Bên cạnh những câu hỏi về tính đạo đức của vũ khí hạt nhân, các cơ quan giám sát cho rằng nỗ lực hiện đại hóa của chính phủ liên bang đã vượt xa dự đoán chi tiêu và chậm nhiều năm so với kế hoạch.
Đầu tháng này, các nhà phân tích độc lập của chính phủ đưa ra báo cáo cho thấy ngân sách ngày càng tăng và chậm trễ so với kế hoạch.
Đối với người quản lý phòng thí nghiệm, nhiệm vụ mới không hề dễ dàng. Owen cho biết, giới chức Mỹ cảm thấy sứ mệnh của nơi mang tính cấp bách, khi các mối đe dọa toàn cầu ngày càng gia tăng.
Theo AP