thuha19051234
Pearl
Cuộc khảo sát mới nhất từ WWF và Hiệp hội Động vật học London tập trung theo dõi sự suy giảm của động vật có xương sống cho thấy, các quần thể động vật có vú, chim, lưỡng cư, bò sát và cá giảm trung bình 69% kể từ năm 1970.
Dữ liệu nghiên cứu gồm 32.000 quần thể của 5.230 loài động vật có xương sống, đo lường những thay đổi về kích thước quần thể trung bình cho thấy tổng số loài mất đi gần bằng với số người sống ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Đại Dương và Trung Quốc.
Các tác giả cho rằng, con người ngày càng phải đối mặt với những nguy cơ kép do chính mình gây ra, như biến đổi khí hậu và mất đa dạng sinh học, đe dọa hạnh phúc các thế hệ tương lai.
Sự suy giảm đáng báo động của động vật hoang dã
Sự sụt giảm đo lường trong báo cáo hai năm này theo xu hướng giảm dần nghiêm trọng. Để so sánh, số lượng giảm là 68% vào năm 2020 và 60% vào năm 2018. Quy mô các quần thể trung bình giảm mạnh nhất được thấy ở Mỹ Latinh, Caribe và vùng Amazon. Khu vực này đã giảm 94% trong 48 năm. Châu Phi có mức giảm lớn thứ hai với 66%, tiếp theo là Châu Á và Thái Bình Dương với 55% và Bắc Mỹ với 20%. Mức giảm ít nhất được thấy ở Châu Âu và Trung Á, với 18%.
Báo cáo cho thấy sự suy giảm tồi tệ nhất là ở khu vực Mỹ Latinh, nơi có rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới Amazon. Tỷ lệ phá rừng ở đó đang tăng nhanh, tước đi hệ sinh thái độc đáo không chỉ của cây cối mà còn động vật hoang dã.
Các quần thể ở nước ngọt được theo dõi cũng cho thấy sự mất mát lớn nhất so với bất kỳ nhóm loài nào, với mức giảm 83% kể từ năm 1970. Những rào cản đối với việc di cư hàng năm và mất môi trường sống đã tạo nên một nửa các mối đe dọa đối với các sinh vật nước ngọt. Nước ngọt cũng là nơi sinh sống của một phần ba các loài động vật có xương sống. Chúng cũng rất cần thiết cho an ninh lương thực, các ngành công nghiệp như thủy sản và sản xuất năng lượng.
Những hệ quả nghiệt ngã này cho thấy, việc ngăn chặn mất đa dạng sinh học và khôi phục các hệ sinh thái quan trọng phải được đặt lên hàng đầu. Báo cáo cũng thừa nhận, các nỗ lực bảo tồn đang có kết quả nhưng cần nhiều hành động hơn nữa.
>>>Xót xa cảnh tượng bãi biển ngập tràn gần 500 xác chết cá voi hoa tiêu
Nguồn popsci
Dữ liệu nghiên cứu gồm 32.000 quần thể của 5.230 loài động vật có xương sống, đo lường những thay đổi về kích thước quần thể trung bình cho thấy tổng số loài mất đi gần bằng với số người sống ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Đại Dương và Trung Quốc.
Các tác giả cho rằng, con người ngày càng phải đối mặt với những nguy cơ kép do chính mình gây ra, như biến đổi khí hậu và mất đa dạng sinh học, đe dọa hạnh phúc các thế hệ tương lai.
Sự sụt giảm đo lường trong báo cáo hai năm này theo xu hướng giảm dần nghiêm trọng. Để so sánh, số lượng giảm là 68% vào năm 2020 và 60% vào năm 2018. Quy mô các quần thể trung bình giảm mạnh nhất được thấy ở Mỹ Latinh, Caribe và vùng Amazon. Khu vực này đã giảm 94% trong 48 năm. Châu Phi có mức giảm lớn thứ hai với 66%, tiếp theo là Châu Á và Thái Bình Dương với 55% và Bắc Mỹ với 20%. Mức giảm ít nhất được thấy ở Châu Âu và Trung Á, với 18%.
Báo cáo cho thấy sự suy giảm tồi tệ nhất là ở khu vực Mỹ Latinh, nơi có rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới Amazon. Tỷ lệ phá rừng ở đó đang tăng nhanh, tước đi hệ sinh thái độc đáo không chỉ của cây cối mà còn động vật hoang dã.
Các quần thể ở nước ngọt được theo dõi cũng cho thấy sự mất mát lớn nhất so với bất kỳ nhóm loài nào, với mức giảm 83% kể từ năm 1970. Những rào cản đối với việc di cư hàng năm và mất môi trường sống đã tạo nên một nửa các mối đe dọa đối với các sinh vật nước ngọt. Nước ngọt cũng là nơi sinh sống của một phần ba các loài động vật có xương sống. Chúng cũng rất cần thiết cho an ninh lương thực, các ngành công nghiệp như thủy sản và sản xuất năng lượng.
Những hệ quả nghiệt ngã này cho thấy, việc ngăn chặn mất đa dạng sinh học và khôi phục các hệ sinh thái quan trọng phải được đặt lên hàng đầu. Báo cáo cũng thừa nhận, các nỗ lực bảo tồn đang có kết quả nhưng cần nhiều hành động hơn nữa.
>>>Xót xa cảnh tượng bãi biển ngập tràn gần 500 xác chết cá voi hoa tiêu
Nguồn popsci