Nước biển dâng cao, những thành phố và quốc gia nào sẽ biến mất?

Dưới tác động của biến đổi khí hậu, mực nước biển đang dâng lên nhanh chóng. Tốc độ gia tăng đã lên gấp đôi từ khoảng 1,4mm hàng năm trong hầu hết thế kỷ 20 lên 3,6 mm mỗi năm từ năm 2006 đến 2015.
Theo Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) dự đoán rằng mực nước biển có thể sẽ tăng ít nhất 0.3 mét vào đầu thế kỷ tới, so với mức đã thấy vào năm 2000, trong khi Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu của Liên hợp quốc ước tính rằng chúng sẽ tăng từ 40 lên 63 cm vào năm 2100. Nếu mực nước biển tăng đến mức này, nó có thể tàn phá toàn cầu, có tới 250 triệu người, trải khắp các châu lục, có thể bị "ảnh hưởng trực tiếp" vào năm 2100.
Và câu hỏi đặt ra là có những quốc gia hay thành phố nào trên thế giới sẽ biến mất hoàn toàn không, và liệu loài người có thể làm gì để ngăn chặn thảm họa không?
Gerd Masselink, một giáo sư về địa mạo ven biển tại Đại học Plymouth nói rằng "Liệu các thành phố hay quốc gia có biến mất hay không phụ thuộc vào việc chúng ta là con người đang làm gì đó để chống lại mối đe dọa. Phần lớn đất nước Hà Lan đã ở dưới mực nước biển nhưng không biến mất, bởi vì người Hà Lan đang xây dựng và duy trì hệ thống phòng thủ ven biển của họ."

Những quốc gia nào sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất?

Theo Liên minh các nhà khoa học quan tâm (UCS) thì Maldives, được tạo thành từ 1.200 hòn đảo san hô nhỏ và là nơi sinh sống của khoảng 540.000 người, là quốc gia bằng phẳng nhất trên Trái đất với độ cao trung bình chỉ khoảng 1 mét. Theo UCS, nếu mực nước biển dâng lên chỉ 1,5 feet (45 cm), thì Maldives sẽ mất khoảng 77% diện tích đất liền vào năm 2100.
Một quốc gia khác có độ cao trung bình cực thấp - khoảng 1,8 mét so với mực nước biển - là Kiribati. Đây là một hòn đảo nhỏ ở trung tâm Thái Bình Dương, với dân số gần 120.000 người, có thể mất 2/3 diện tích đất nếu mực nước biển dâng thêm 1 mét.

Nước biển dâng cao, những thành phố và quốc gia nào sẽ biến mất?
Trên thực tế, gần như tất cả những người sống trên một hòn đảo ở Thái Bình Dương đều có khả năng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do mực nước biển dâng cao. Theo Science and Development Network, một tổ chức phi lợi nhuận tập trung vào việc hỗ trợ học tập khoa học thì khoảng 3 triệu cư dân trên đảo Thái Bình Dương sống trong phạm vi 10 km từ bờ biển sẽ cần phải di dời trước cuối thế kỷ này.
Ngoài ra, các nghiên cứu khác còn cho thấy, mực nước biển dâng đã dẫn đến sự biến mất của ít nhất 5 "đảo đá ngầm thực vật" trước đây là một phần của Quần đảo Solomon. Những hòn đảo ở Thái Bình Dương này, mặc dù rất nguy hiểm nhưng có dân số tương đối nhỏ. Vậy những quốc gia lớn hơn nào có thể chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Theo dự đoán có cơ sở, quốc gia có nhiều người có khả năng bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi mực nước biển là Trung Quốc, với 43 triệu người ở các địa điểm ven biển bấp bênh. Những quốc gia khác phải đối mặt với các vấn đề lớn liên quan đến mực nước biển dâng bao gồm Bangladesh, nơi có 32 triệu người sẽ gặp rủi ro vào năm 2100 và Ấn Độ, với 27 triệu.
Trong khi nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới được chứng kiến hậu quả của việc mực nước biển dâng cao vào cuối thế kỷ này và hàng triệu người sẽ bị ảnh hưởng, thì có vẻ như không có quốc gia nào, ngay cả những quốc gia ở những địa điểm thấp nhất thế giới so với mực nước biển sẽ biến mất hoàn toàn vào năm 2100, mặc dù có thể điều đó chỉ là vấn đề thời gian.

Jakarta của Indonesia là "thành phố chìm nhanh nhất"

Mặc dù không có quốc gia nào phải chịu sự tàn phá nặng nề vào năm 2100, nhưng nhiều thành phố lớn đang có nguy cơ ngập lụt rất nghiêm trọng. Một trong những ví dụ rõ ràng nhất về việc mực nước biển dâng cao gây ra những khó khăn đáng kể trong thế giới thực là Jakarta, thủ đô của Indonesia.
Jakarta hiện là nơi sinh sống của khoảng 10 triệu dân, được BBC mệnh danh là "thành phố chìm nhanh nhất trên thế giới", và thực tế nó đã bị chìm xuống từ 5 đến 10 cm mỗi năm do sự thoát nước ngầm quá mức.
Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, phần lớn diện tích Jakarta có thể bị chìm dưới nước vào năm 2050. Trên thực tế, tình hình của Jakarta tồi tệ đến mức chính phủ đang chủ trương sắp xây dựng một thành phố khác là thủ đô thay thế, nằm trên bờ biển phía đông của Borneo, cách thủ đô Jakarta khoảng 2.000 km. Nhưng Jakarta không phải là thành phố duy nhất có tương lai ảm đạm, mà những thành phố khác trên thế giới như Dhaka, Bangladesh (dân số 22,4 triệu); Lagos, Nigeria (dân số 15,3 triệu); và Bangkok, Thái Lan (dân số 9 triệu) cũng có thể bị chết đuối hoàn toàn hoặc có những vùng đất rộng lớn bị chìm dưới nước và không thể sử dụng được.

Nước biển dâng cao, những thành phố và quốc gia nào sẽ biến mất?

Nhiều thành phố nước Mỹ có nguy cơ ngập rất nặng

Mực nước biển dâng cao cũng có khả năng ảnh hưởng lớn đến nước Mỹ. Những dự báo gần đây cho thấy nhiều thành phố của nước Mỹ cũng có thể phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng vào năm 2050, với những vùng đất rộng lớn có khả năng không thể sống được nữa. Theo NOAA, "tại nhiều địa điểm dọc theo bờ biển Hoa Kỳ, lũ lụt do triều cường hiện nay thường xuyên hơn 300% đến hơn 900% so với 50 năm trước", điều này cho thấy mực nước biển là nguyên nhân chính đáng để lo ngại.
Thành phố New York có nguy cơ cao nhất. Báo cáo cho biết vào khoảng năm 2050, gần nửa triệu người New York sẽ sống trên "vùng đất bị đe dọa". Mức độ ngập lụt của thành phố này cũng đã được nhìn thấy rõ ràng vào năm 2012, khi thành phố bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão Sandy. Ít nhất có 43 người trong thành phố đã thiệt mạng do hậu quả của siêu bão, khoảng 1/4 triệu phương tiện bị phá hủy và "thiệt hại và mất mát" trị giá ít nhất 32 tỷ USD. Tuy nhiên xét về mức độ dễ bị ngập nhất, Florida dường như là bang bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Theo nghiên cứu của Climate Central, 36 trong số 50 thành phố của Mỹ dễ bị ngập lụt ven biển nhất là ở Bang Sunshine.

Liệu chúng ta có thể làm được gì để thay đổi tình hình?

Những thành phố và quốc gia nói trên liệu có bị diệt vong không, hay chúng ta có thể làm được gì để cứu nó? Các quốc gia đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nổi bật như Hà Lan, có thể tránh được những ảnh hưởng nhất định của lũ lụt. Tuy nhiên, một số khoản đầu tư lại không thể áp dụng được ở mọi nơi. Ví dụ như việc phục hổ=ồi rừng ngập mặn và sự mở rộng của các rạn san hô, chỉ có thể tồn tại ở một số vùng khí hậu nhất định, và những biện pháp như vậy cũng rất tốn kém.
Các quan chức ở hạt Miami-Dade, Florida, gần đây đã công bố một chiến lược giảm thiểu sẽ liên quan đến việc "nâng cao nhà cửa và đường xá", cũng như tạo ra không gian mở cho phép lũ lụt diễn ra mà không làm hỏng cơ sở hạ tầng. Trong khi một số người khác ngụ ý rằng các đề xuất đã "hạ thấp mức độ của mối đe dọa thì có những ý kiến không phải là sự khen ngợi. Chẳng hạn như Rob Moore, một nhà phân tích chính sách cấp cao của Hội đồng Bảo vệ Tài nguyên Thiên nhiên, nói với New York Times rằng ông "không chắc liệu nó có thực sự giải quyết được các vấn đề xảy ra trong tương lai của Miami hay không".

Nước biển dâng cao, những thành phố và quốc gia nào sẽ biến mất?
Ở những nơi khác ở Florida cũng đã có những bàn bạc về những nỗ lực bảo vệ tất cả cơ sở hạ tầng có hiệu quả về mặt kinh tế, với những hững gợi ý rằng có thể tốt hơn nếu chấp nhận thất bại ở một số khu vực.
Mặc dù những quốc gia như Mỹ có thể đầu tư vào các dự án bảo vệ bờ biển, và có khả năng học hỏi thông qua việc "thử và sai" - thì hầu hết những quốc gia đang phát triển lại không được phép thực hiện những biện pháp "xa xỉ" như vậy. Khi so sánh với các quốc gia như Hà Lan hay Mỹ, về mức độ ảnh hưởng tài chính để thực hiện các dự án như vậy thì "Bangladesh không ở một vị trí may mắn như vậy".
Vì vậy, yếu tố quan trọng để xác định về việc liệu một thành phố hay quốc gia sẽ biến mất không nhất thiết là tốc độ nước biển dâng, mà là khả năng của một thành phố hoặc quốc gia trong việc giải quyết các vấn đề và phát triển khả năng phòng thủ lâu dài.
Giáo sư Gerd Masselink nói "Một đất nước trũng thấp nhưng ổn định về chính trị và thịnh vượng có thể ổn trong nhiều thập kỷ tới, nhưng một đất nước trũng thấp, không ổn định và nghèo đói sẽ không thể giữ được biển. Do đó, điều này đặc biệt cho thấy các thành phố trũng ở các quốc gia đang phát triển." Với suy nghĩ đó, hãy tưởng tượng hành tinh của chúng ta sẽ như thế nào sau 100 năm nữa? "Điều này thực sự khó lường trước, ngoài tốc độ dâng cao không chắc chắn của mực nước biển - phụ thuộc nhiều vào lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của chúng ta - thì yếu tố chính là cách các quốc gia và xã hội dự định giảm thiểu mực nước biển dâng cao"
Nguồn
Live Science
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top