Đảm bảo đủ năng lực sản xuất sẽ đóng vai trò rất quan trọng đối với sự thành công của dòng GPU RTX 4000 của NVIDIA, vốn dự kiến sẽ cập bến ngay trong mùa hè này. Dòng RTX 3000 được các game thủ coi là "sự ra mắt trên giấy" bởi chúng cực kỳ khan hiếm trên thị trường. Nhưng có vẻ như, Nvidia sẵn sàng chi ra nhiều tiền để điều đó không xảy ra đối với các GPU sắp tới của mình.
Hồi tháng 11/2021, nhiều tin đồn gợi ý rằng NVIDIA đang có kế hoạch sử dụng tiến trình 5nm của TSMC cho các GPU GeForce RTX 4000 (Ada Lovelace) sắp tới của mình. Theo dự đoán, chúng sẽ nhanh hơn và ngốn điện hơn đáng kể so với dòng Ampere hiện tại, nhưng việc đảm bảo đủ năng lực sản xuất mới là vấn đề lớn hơn nhiều đối với công ty.
Theo thông tin từ Hardware Times, NVIDIA đã sẵn sàng chi ra một khoản tiền lớn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với những chiếc card đồ họa mạnh mẽ. Cụ thể, công ty có thể chi tối đa 10 tỉ USD cho TSMC để giành nguồn cung. Các công ty khác khai thác tiến trình N5 của TSMC là Bitmain, AMD và Apple.
Trước đây, NVIDIA đã sử dụng tiến trình 8nm của Samsung để tạo ra những GPU Ampere, vốn nổi tiếng là ngốn điện. Công ty cũng có thể đã phải chật vật tìm cách đối phó với năng suất sản xuất yếu kém của dòng GPU RTX 3000, thế nên, việc chuyển sang một tiến trình thấp hơn có thể giúp ích cho vấn đề đó. Tuy nhiên, các đế wafer 5nm của TSMC dự kiến sẽ đắt hơn và có thể khiến những chiếc card đồ họa đắt đỏ hơn.
Trong bối cảnh GPU Arc (Alchemist) của Intel sắp ra mắt, hoàn toàn hợp lý khi NVIDIA muốn đảm bảo các vấn đề về nguồn cung sẽ không diễn ra đối với dòng GPU RTX 4000 sắp ra mắt của mình. Chuỗi cung ứng công nghệ đang trên đà phục hồi, nhưng hầu hết các nhà lãnh đạo ngành tin rằng tình trạng thiếu hụt chip và linh kiện thụ động vẫn sẽ tiếp diễn cho đến năm 2023. Đối với card đồ họa, các đối tác của NVIDIA và AIB cũng lạc quan hơn, nhưng chúng ta vẫn phải chờ xem tình hình sẽ diễn ra thế nào trong tương lai.
Nguồn: TechSpot
Theo thông tin từ Hardware Times, NVIDIA đã sẵn sàng chi ra một khoản tiền lớn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với những chiếc card đồ họa mạnh mẽ. Cụ thể, công ty có thể chi tối đa 10 tỉ USD cho TSMC để giành nguồn cung. Các công ty khác khai thác tiến trình N5 của TSMC là Bitmain, AMD và Apple.
Trước đây, NVIDIA đã sử dụng tiến trình 8nm của Samsung để tạo ra những GPU Ampere, vốn nổi tiếng là ngốn điện. Công ty cũng có thể đã phải chật vật tìm cách đối phó với năng suất sản xuất yếu kém của dòng GPU RTX 3000, thế nên, việc chuyển sang một tiến trình thấp hơn có thể giúp ích cho vấn đề đó. Tuy nhiên, các đế wafer 5nm của TSMC dự kiến sẽ đắt hơn và có thể khiến những chiếc card đồ họa đắt đỏ hơn.
Trong bối cảnh GPU Arc (Alchemist) của Intel sắp ra mắt, hoàn toàn hợp lý khi NVIDIA muốn đảm bảo các vấn đề về nguồn cung sẽ không diễn ra đối với dòng GPU RTX 4000 sắp ra mắt của mình. Chuỗi cung ứng công nghệ đang trên đà phục hồi, nhưng hầu hết các nhà lãnh đạo ngành tin rằng tình trạng thiếu hụt chip và linh kiện thụ động vẫn sẽ tiếp diễn cho đến năm 2023. Đối với card đồ họa, các đối tác của NVIDIA và AIB cũng lạc quan hơn, nhưng chúng ta vẫn phải chờ xem tình hình sẽ diễn ra thế nào trong tương lai.
Nguồn: TechSpot