Ợ nóng khi mang thai: Nguyên nhân và cách khắc phục

Ợ nóng, ợ chua hay cảm giác đầy bụng và nóng rát sau xương ức là một trong những biểu hiện thường thấy của chứng khó tiêu xảy ra phổ biến ở phụ nữ mang thai. Phụ nữ bị ợ nóng khi mang thai tháng đầu nên tiến hành điều chỉnh chế độ ăn và thói quen sinh hoạt để cảm thấy dễ chịu hơn.

Nguyên nhân khiến phụ nữ bị ợ nóng khi mang thai

Triệu chứng ợ nóng xuất hiện trên lâm sàng khi axit trong dịch vị dạ dày kích thích niêm mạc dạ dày hoặc thực quản. Điều này thường xảy ra khi có sự tăng tiết dịch vị từ dạ dày. Đây cũng là cơ chế gây ra cảm giác đau và nóng rát.
Ợ nóng khi mang thai: Nguyên nhân và cách khắc phục
Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ gặp phải tình trạng ợ nóng do khó tiêu hơn những người khác. Một số lý do giải thích cho hiện tượng này bao gồm:
- Sự biến thiên nồng độ hóc môn trong thai kỳ;
- Sự lớn lên của thai nhi gây tăng áp lực trong ổ bụng và chèn ép lên dạ dày;
- Cơ thắt tâm vị giãn. Đây là cơ nằm giữa dạ dày và thực quản và thường chỉ giãn ra khi thức ăn đi từ thực quản xuống dạ dày. Khi hoạt động co thắt của cơ này bị rối loạn, dịch vị từ dạ dày có thể trào ngược lên thực quản.
Một số yếu tố khác có vai trò làm tăng nguy cơ mắc phải chứng khó tiêu ở phụ nữ mang thai có thể kể đến là:
- Tiền sử mắc viêm dạ dày hoặc chứng ợ hơi trước khi mang thai.
- Phụ nữ mang thai đang ở những tháng cuối của thai kỳ.

Một số biện pháp giúp giảm nhẹ chứng ợ nóng khi mang thai

Theo nhiều chuyên gia, các thay đổi trong chế độ ăn và thói quen sinh hoạt hàng ngày được đánh giá mang lại hiệu quả cao trong việc hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng ợ nóng khi mang thai, đặc biệt ở giai đoạn sớm.
1. Ăn uống khoa học

Ợ nóng khi mang thai: Nguyên nhân và cách khắc phục
Chứng khó tiêu ợ nóng thường được ghi nhận xuất hiện khi ăn no. Vì thế, khi mang thai, các bà bầu nên ăn uống khoa học dù cho cảm giác thèm ăn có thể xuất hiện khá phổ biến trong thai kỳ.
2.Thay đổi thói quen ăn uống
Phụ nữ mang thai có thể kiểm soát được chứng ợ nóng nhờ vào việc thay đổi các thói quen ăn uống. Ăn nhiều bữa nhỏ được khuyến cáo là lựa chọn tốt trong trường hợp này thay vì những bữa ăn lớn với tần suất 3 lần/ ngày như trước khi mang thai. Phụ nữ mang thai nên ăn bữa tối trước thời điểm đi ngủ ít nhất 3 giờ. Hạn chế các loại thức uống có chứa cafein và tránh các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ hoặc cay để làm giảm nhẹ triệu chứng.
3. Ngồi thẳng
Phụ nữ mang thai nên ngồi thẳng khi ăn để giúp giảm áp lực đè nặng lên dạ dày. Ngoài ra, giữ đầu và vai thẳng trong tư thế nằm ngủ cũng có tác dụng ngăn axit dạ dày trào ngược.
4. Bỏ hút thuốc lá

Ợ nóng khi mang thai: Nguyên nhân và cách khắc phục
Hút thuốc trong khi mang thai không chỉ gây ra chứng ợ nóng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe của cả thai phụ và thai nhi. Những hóa chất chứa trong khói thuốc lá khiến cho cơ thắt tâm vị giãn ra bất thường và cho phép dịch axit dạ dày trào ngược một cách dễ dàng, còn gọi là chứng trào ngược dạ dày thực quản. Hút thuốc lá cũng có thể làm gây ra các kết cục xấu khác cho thai kỳ như sinh non trước 37 tuần, thai nhẹ cân, hội chứng chết đột ngột ở thai nhi (tên tiếng anh là sudden infant death syndrome - SIDS).
5. Hạn chế thức uống có cồn
Uống rượu và các loại thức uống có cồn khác là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng ợ nóng. Trong suốt thời gian mang thai, việc sử dụng rượu còn có thể gây hại cho sức khỏe của thai nhi. Phương pháp an toàn nhất là hoàn toàn không sử dụng rượu khi đang mang thai.


>>> Chuyện gì xảy ra khi trứng đã thụ tinh làm tổ bên ngoài tử cung?

 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top