Ô tô Nhật Bản có nguy cơ "thất thủ" tại "pháo đài" Thái Lan, kẻ xâm lược lại không phải xe Hàn hay Mỹ

A-Train The Seven

...'cause for once, I didn't hate myself.
Một năm trước, Ma Haiyan cùng 8 đồng nghiệp đặt chân đến Thái Lan, mang theo sứ mệnh đầy thách thức: Mở đường cho GAC Aion, hãng xe điện (EV) non trẻ của Trung Quốc, chinh phục thị trường quốc tế. Không văn phòng, không nhà máy, không nhân sự địa phương - họ gần như phải bắt đầu từ con số 0.

Văn phòng đầu tiên của Aion tại Thái Lan là một khách sạn ở Bangkok, nơi họ thuê vài phòng họp và thường xuyên bàn bạc công việc ngay tại sảnh. Từ tìm kiếm mặt bằng, tuyển dụng đại lý đến xây dựng chiến lược kinh doanh, tất cả đều phải gấp rút hoàn thành. Làm việc không ngừng nghỉ, chỉ 74 ngày sau khi đặt chân đến Thái Lan, chiếc xe điện đầu tiên của Aion đã được bán ra.

“Cửa sổ cơ hội cho xe năng lượng mới của Trung Quốc ra thế giới tương đối ngắn. Vì vậy, chúng tôi phải thật nhanh chóng", Ma Haiyan, Tổng giám đốc Aion khu vực Đông Nam Á, chia sẻ. Sự hiện diện của Aion chỉ là một mảnh ghép trong bức tranh toàn cảnh về làn sóng xe điện Trung Quốc đang đổ bộ vào thị trường toàn cầu, mà Thái Lan là một trong những điểm đến đầu tiên.

"Thái Lan là thị trường bàn đạp"​

1723973321537.png


Từ những biển quảng cáo ngoài trời tràn ngập hình ảnh xe Trung Quốc đến những khu công nghiệp nhộn nhịp xây dựng nhà máy, sức ảnh hưởng của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan ngày càng rõ nét. Thị trường xe hơi Thái Lan đang trải qua những thay đổi chóng mặt, cho thấy tốc độ bứt phá ngoạn mục của các hãng xe Trung Quốc, bỏ xa các đối thủ đến từ Nhật Bản - những người từng "ngủ quên" trên chiến thắng với xe xăng, hay cả Tesla - "ông hoàng" xe điện tại Mỹ.

Doanh số của các thương hiệu Nhật Bản như Nissan, Mazda, Mitsubishi sụt giảm mạnh trong năm qua, khi người tiêu dùng Thái Lan quay sang lựa chọn những mẫu xe điện mới toanh, hiện đại và giá cả phải chăng từ Trung Quốc. Nhiều đại lý từng gắn bó với xe Nhật, xe Mỹ trong nhiều thập kỷ nay cũng đang rục rịch chuyển đổi sang kinh doanh xe Trung Quốc.

Cuộc cạnh tranh khốc liệt đẩy giá xe điện xuống thấp chưa từng có, mang đến lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng. Theo Tu Le, Giám đốc điều hành công ty tư vấn Sino Auto Insights, “Thái Lan là thị trường bàn đạp lý tưởng cho các thương hiệu Trung Quốc bởi phân khúc giá xe phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng”.

Thị trường xe hơi Thái Lan, vốn được coi là "sân sau" của Nhật Bản, đang chứng kiến sự thay đổi vị thế ngoạn mục. Năm 2022, xe Nhật chiếm 86% thị phần xe mới tại Thái Lan. Con số này giảm xuống còn 75% vào năm 2023, nhường chỗ cho các thương hiệu Trung Quốc như BYD, Great Wall Motor (GWM) và SAIC.

1723973353842.png


Chính phủ Thái Lan đặt mục tiêu đến năm 2030, 30% xe sản xuất trong nước sẽ là xe điện. Tham vọng này khó có thể thành hiện thực nếu thiếu sự góp mặt của các nhà sản xuất Trung Quốc. Bên cạnh đó, chính phủ Thái Lan cũng triển khai nhiều chính sách hỗ trợ như trợ cấp và giảm thuế để thúc đẩy nhu cầu xe điện. Dù nền kinh tế Thái Lan đang suy thoái khiến doanh số bán xe nói chung, bao gồm cả xe điện, giảm trong năm nay, nhưng doanh số xe điện vẫn tăng trưởng 50% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cạnh tranh bằng giá - Lợi hay hại?​


Để thu hút khách hàng trong bối cảnh thị trường ảm đạm, nhiều hãng xe Trung Quốc đã tung ra các chương trình giảm giá mạnh. Tuy nhiên, chiến lược này gây ra lo ngại về nguy cơ "cuộc chiến về giá", gây tổn hại đến toàn ngành trong dài hạn.

Ông Chong Bau Hian, Tổng giám đốc GWM Thái Lan, nhận định rằng cuộc cạnh tranh về giá có thể "giết chết ngành công nghiệp", khiến người tiêu dùng trì hoãn mua xe với hy vọng giá sẽ còn giảm sâu hơn. "Giảm giá chỉ là giải pháp tình thế, không phải là giải pháp lâu dài", ông Chong nói. GWM đã mua lại nhà máy của General Motors (GM) tại Thái Lan khi hãng xe Mỹ này rút lui khỏi thị trường cách đây 4 năm.

Vào tháng 5, trước áp lực thuế quan từ EU, GWM đã đóng cửa trụ sở khu vực tại Munich (Đức), với lý do "thị trường xe điện châu Âu ngày càng khó khăn". Theo ông Chong, GWM vẫn có kế hoạch duy trì hoạt động tại châu Âu, nhưng những rào cản thuế quan khiến Thái Lan trở thành thị trường trọng điểm hơn bao giờ hết đối với các thương hiệu Trung Quốc.

Tương lai nào cho ngành xe hơi Thái Lan?​


Hiện tại, đã có 6 hãng xe điện Trung Quốc bán xe tại Thái Lan. Dự kiến, con số này sẽ tăng lên 9 vào cuối năm nay. BYD, Aion, GWM, Neta, Chery và Zeekr (thương hiệu xe điện cao cấp của Geely) đều đã hoặc đang xây dựng nhà máy tại Thái Lan. "Người Trung Quốc luôn nắm bắt cơ hội rất nhanh nhạy", Phó Tổng thư ký Ban Đầu tư Thái Lan, ông Wirat Tatsaringkansakul, nhận định tại một hội nghị ô tô vào tháng 6.

V Group Cars, nhà phân phối ô tô sở hữu 44 showroom tại Thái Lan, cho biết hiện tại họ chỉ bán xe Trung Quốc. Hãng này đã ngừng hợp tác với Suzuki và chuyển đổi các showroom của Mazda, Mitsubishi, Ford sang kinh doanh các thương hiệu xe Trung Quốc như Aion, Neta, Omoda, Jaecoo (thuộc Chery) và Zeekr.

Chỉ sau một năm gia nhập thị trường Thái Lan, Aion đã có 41 showroom và chính thức đưa nhà máy sản xuất đi vào hoạt động từ tháng 7. Hãng cũng công bố kế hoạch xây dựng nhà máy tại Indonesia và phân phối xe tại 9 quốc gia Đông Nam Á.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top