Phạm Thanh Bình
Writer
Kênh đào Phù Nam trị giá 1,7 tỷ đô la Mỹ, do doanh nghiệp Campuchia đầu tư 51%, còn lại 49% doanh nghiệp Trung Quốc. Tuy nhiên, Campuchia mở cửa cho bất kỳ nhà đầu tư nước ngoài khác có mối quan tâm.
Trong cuộc họp làm việc với ông Kihara Minoru, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản tại Thượng viện Campuchia hồi đầu tháng Tám năm ngoái, ông Hun Sen đã thông báo cho đoàn đại biểu Nhật Bản thăm quan về Kênh đào Phù Nam Techo, báo Khmer Times của Campuchia đưa tin.
Bản tin cho biết: “Samdech Techo hoan nghênh khoản đầu tư và hợp tác từ tất cả các nhà đầu tư và công ty Nhật Bản cho dự án xây dựng Kênh đào Funan Techo, đây là một liên doanh không độc quyền”.
Bộ trưởng Kihara trả lời rằng ông sẽ chuyển yêu cầu của ông Hun Sen tới các bên liên quan.
Kênh đào Phù Nam Techo dài 180km khi hoàn thành sẽ là tuyến đường thủy chính của Campuchia để vận chuyển hàng hóa bằng đường sông từ mọi miền đất nước ra biển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Campuchia. Kênh đào Funan Techo sẽ góp phần tăng cường vai trò của Cảng tự trị Sihanoukville đang được mở rộng với sự hỗ trợ tài chính của Nhật Bản.
Khi đó, trong một tuyên bố đăng trên mạng xã hội, ông Hun Sen cho biết Campuchia phải tự lực cánh sinh và không thể ngồi chờ sự giúp đỡ từ người khác.
Tất nhiên, lẽ thường đương nhiên ông Hun Sen phải nói như vậy, nhưng gì thì gì không có vốn đầu tư thì mọi thứ sẽ khó mà hoàn thành được. Cho đến nay, không có một tin tức nào về việc phía đối tác Trung Quốc triển khai dự án cả về tài chính lẫn kỹ thuật. Cũng không thấy có phản hồi gì từ phía chính phủ Nhật Bản về lời mời gọi của ông Hun Sen.
Đã bước sang 2025, không biết khi nào kênh đào Phù Nam sẽ được triển khai đào (dù khởi công từ tháng 8/2024).