Ong mật có thể học được sự khác biệt giữa số lẻ và số chẵn

Khi còn nhỏ, chúng ta học các con số có thể là số chẵn hoặc lẻ và có nhiều cách để phân loại số chẵn hay lẻ. Học cách phân biệt số chẵn lẻ được ứng dụng trong thực tế, đó là việc ghép đôi, nếu chúng ta còn thừa một phần tử chưa ghép đôi, điều đó có nghĩa là số lượng đối tượng là số lẻ. Cho đến nay, sự phân loại này chưa bao giờ được xem xét là tồn tại ở động vật không phải con người. Nhưng một nghiên cứu mới đã có phát hiện bất ngờ rằng ong mật có thể học được điều này, giống như con người.

Tại sao khả năng phân loại chẵn lẻ lại quan trọng?

Nhiệm vụ phân loại chẵn lẻ được coi là khái niệm số cấp cao và trừu tượng ở người. Điều thú vị là con người chứng minh độ chính xác, tốc độ, ngôn ngữ và sai lệch về mối quan hệ không gian thông qua khả năng phân loại các số là số lẻ hoặc số chẵn. Chẳng hạn, chúng ta có xu hướng phản hồi nhanh hơn với các số chẵn bằng những hành động được thực hiện bởi tay phải và các số lẻ với các hành động được thực hiện bởi tay trái. Chúng ta cũng rất nhanh chính xác hơn khi phân loại các số là số chẵn so với số lẻ. Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng trẻ em thường liên kết từ "chẵn" với "phải" và "lẻ" với "trái" .
Những nghiên cứu trong quá khứ đã cho thấy con người có thể đã học được những thành kiến bẩm sinh về số chẵn và lẻ, có thể nảy sinh thông qua quá trình tiến hóa, truyền tải văn hóa hoặc kết hợp cả hai. Vẫn chưa ra tại sao chẵn lẻ có thể quan trọng ngoài việc sử dụng nó trong toán học, vì vậy nguồn gốc của những thành kiến này vẫn chưa rõ ràng. Và việc hiểu được liệu các loài động vật khác có thể nhận hoặc học cách nhận biết số chẵn và lẻ có thể cho chúng ta biết thêm về lịch sử của chính chúng ta với tính chẵn lẻ.

Huấn luyện ong học số lẻ và chẵn

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ong mật có thể học cách sắp xếp số lượng, thực hiện các phép cộng và trừ đơn giản, kết hợp các ký hiệu với số lượng và liên hệ các khái niệm về kích thước và số lượng. Để dạy cho ong một nhiệm vụ chẵn lẻ, nhóm nghiên cứu đã tách các cá thể ong thành 2 nhóm. Một nhóm được huấn luyện để liên kết số chẵn với nước đường và số lẻ gắn với chất lỏng có vị đắng. Còn nhóm còn lại theo cách gán ngược lại (số lẻ với nước đường, và số chẵn với nước đắng).
Ong mật có thể học được sự khác biệt giữa số lẻ và số chẵn
Một minh họa về cách các nhà nghiên cứu huấn luyện ong
Những con ong được huấn luyện bằng cách so sánh số lẻ với số chẵn cho đến khi chúng chọn được câu trả lời đúng với độ chính xác 80%. Đáng chú ý, các nhóm tương ứng đã học ở các tỷ lệ khác nhau. Cụ thể, những con ong được huấn luyện để liên kết số lẻ với nước đường sẽ học nhanh hơn. Thiên hướng học tập của chúng đối với các số lẻ ngược lại với con người (chúng phân loại các số lẻ nhanh hơn số chẵn)
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành kiểm tra từng con ông trên những con số mới không được hiển thị trong quá trình đào tạo. Thật bất ngờ và ấn tượng, chúng đã phân loại các số mới gồm 11 hoặc 12 phần tử là lẻ hoặc chẵn với độ chính xác khoảng 70 phần trăm. Kết quả cho thấy bộ não thu nhỏ của ong mật có thể hiểu các khái niệm về lẻ và chẵn.


Đối với con người, một bộ não lớn và phức tạp bao gồm 86 tỷ tế bào thần kinh, và một bộ não côn trùng thu nhỏ với khoảng 960.000 tế bào thần kinh, cả hai đều có thể phân loại số lượng theo chẵn lẻ. Vậy điều này có phải nói lên rằng nhiệm vụ chẵn lẻ cỏ vẻ ít phức tạp hơn chúng ta nghĩ trước đây? Để tìm câu trả lời, các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ lấy cảm hứng từ sinh học.

Tạo mạng nơ-ron nhân tạo đơn giản để tìm ra cơ chế xác định chẵn lẻ

Mạng nơ-ron nhân tạo là một trong những thuật toán học tập đầu tiên được phát triển cho học máy. Lấy cảm hứng từ các tế bào thần kinh sinh học, các mabgj này có khả năng mở rộng và có thể giải quyết các nhiệm vụ nhận dạng và phân loại phức tạp bằng cách sử dụng logic mệnh đề. Một mạng nơ-ron nhân tạo đơn giản được xây dựng chỉ với năm nơ-ron để thực hiện kiểm tra tính chẵn lẻ. Các nhà nghiên cứu đưa ra các tín hiệu mạng từ 0 đến 40 xung, được phân loại là lẻ hoặc chẵn. Mặc dù đơn giản, nhưng mạng nơ-ron này đã phân loại chính xác các số xung là lẻ hoặc chẵn với độ chính xác 100%.
Điều này cho thấy rằng về nguyên tắc phân loại chẵn lẻ không đòi hỏi một bộ não lớn và phức tạp như của con người. Tuy nhiên, nếu so sánh với bộ não của loài ong mật, chúng ta vẫn không chắc chắn rằng loài ong và mạng lưới thần kinh đơn giản đã sử dụng cùng một cơ chế để giải quyết nhiệm vụ.
Các nhà nghiên cứu cuối cùng vẫn chưa biết rằng làm thế nào mà những con ong có thể thực hiện được nhiệm vụ chẵn lẻ. Việc giải thích này có thể bao gồm các quy trình đơn giản hoặc phức tạp. Chẳng hạn như loài ong mật có thể có những phần tử được ghép nối để tìm một phần tử chưa được ghép nối; hay chúng có thể thực hiện các phép tính chia (vốn chưa được chứng minh ở loài ong), hoặc thậm chí ong có thể đếm từng phần tử và sau đó áp dụng quy tắc phân loại lẻ / chẵn cho tổng số lượng.
Chính bằng cách dạy cho các loài động vật khác phân biệt được giữa số chẵn và lẻ, hay thực hiện các phép toán trừu tượng khác, chúng ta có thể tìm hiểu thêm về cách toán học và tư duy trừu tượng hình thành ở con người.
Liệu những khám phá về toán học có thể là hệ quả tất yếu của trí thông minh? Hay toán học có liên kết với bộ não của con người bằng cách nào đó không? Hay bộ não con người và các loài vật khác chỉ có ít sự khác biệt hơn so với chúng ta đã nghĩ? Những câu hỏi này được cho là sẽ có câu trả lời, nếu chúng ta biết lắng nghe những gì xung quanh mình đúng cách.
Nguồn
sciencealert
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top