Từ qua đến nay tôi cứ mãi trăn trở sau khi đọc bài báo trên Dân trí về việc một nhà khoa học, say mê toán học, có thừa bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí quốc tế, nhưng bị "tố" bán bài nhiều nghiên cứu của mình, rồi ông phải cay đắng: "Tôi làm vậy để kiếm tiền".
Đầu đuôi sự thể thế này: PGS.TS Đinh Công Hướng, giảng viên cơ hữu của Trường Đại học Quy Nhơn, bị tố cáo đã vi phạm liêm chính khoa học bằng cách bán các bài báo khoa học của mình cho các trường đại học khác. Những hành vi này bị lên án là "tiêu biểu từ khi biểu hiện liêm chính khoa học bị phê phán nghiêm trọng do việc mua bán bài báo quốc tế cho các đại học mới nổi". Theo thông tin tố cáo, ông Hướng đã đăng 13 bài báo khoa học trên các tạp chí quốc tế với địa chỉ tác giả là Trường Đại học Tôn Đức Thắng và 4 bài báo với địa chỉ tác giả là Trường Đại học Thủ Dầu Một. Đáng chú ý, trong đó có một số bài báo ông Hướng là tác giả duy nhất nhưng không ghi địa chỉ đơn vị công tác của mình là Trường Đại học Quy Nhơn mà lại ghi trường khác. Bởi vì trước giờ tôi hiểu vi phạm liêm chính khoa học là đạo văn (ăn cắp chất xám của người khác), bịa đặt trong nghiên cứu. Nên tôi đã sốc khi PGS. Hướng bị "tố" vi phạm liêm chính trong khoa học chỉ vì ông ấy đăng bài báo khoa học của mình trên các tạp chí quốc tế dưới danh nghĩa là của trường đại học khác với trường đại học ông ấy đang trong biên chế (dù PGS.TS Đinh Công Hướng đã ký hợp đồng hợp tác nghiên cứu khoa học với hai trường nói trên). Theo ông Hướng, thực ra ông có 69 bài báo thuộc ISI/Scopus, trong đó có 15 bài đứng tên ĐH Tôn Đức Thắng và 6 bài Thủ Dầu Một. Đây là một con số khủng, mà nói thẳng, rất nhiều làm công việc nghiên cứu, giảng dạy ở Việt Nam có thể ao ước vì để đăng được trên các tạp chí khoa học thuộc danh mục ISI/Scopus không dễ, phải thực sự có hàm lượng chất xám chứ không phải là dạng bài nghiên cứu "một là, hai là...".
"Tôi viết nhiều, tôi luôn hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học tại trường nếu không muốn nói là... thừa rất nhiều. Nhiều năm liền tôi thừa giờ nghiên cứu khoa học theo quy định của trường, thừa đến cả nghìn giờ.
Qua lời tâm sự của ông, và kết quả chính là số lượng bài báo khoa học của ông được công bố trên tạp chí khoa học quốc tế, tôi tin ông là nhà khoa học chân chính, và giỏi nữa. Nhưng một nhà khoa học giỏi khoa học tự nhiên làm gì để kiếm tiền? ngoài việc bán chất xám của mình? Tôi không biết ông có bị xác định là vi phạm liêm chính khoa học hay không? nhưng với tôi, ông là người có năng lực thật sự và đam mê nghiên cứu. Về phía quản lý, chắc chắn qua việc này cũng có thể tìm được giải pháp nào đó để "cởi trói" cho việc ghi nhận thành tích khoa học của các trường đại học non trẻ. Xét cho cùng, bản chất vẫn là miễn sao chất xám không bị xào xáo, đạo văn và đánh trống ghi tên. Đồng thời, có chính sách tài chính thích hợp để nuôi dưỡng, đầu tư cho các nhà khoa học nghiên cứu thực sự. Như các bạn thấy, các nhà khoa học đoạt giải Nobel đều là các công trình nghiên cứu khoa học cả đời chứ không phải một vài năm...Không phải tất cả nhưng phần lớn chất lượng công trình, bài viết của tôi được đánh giá cao. Tôi thích toán, tôi mê toán lắm!", trích lời PGS. Đinh Công Hướng trên báo Dân trí