VNR Content
Pearl
Năm 2023 đã khởi đầu theo cách không thể khó khăn hơn đối với những nhà đầu tư trẻ tuổi Hàn Quốc, khi phần lớn tài sản của họ vẫn đang bị mắc kẹt trong các tài khoản chứng khoán.
Điều đáng nói ở đây là việc hầu hết các danh mục rót vốn đầu tư của họ đều tập trung vào các cổ phiếu “hot” trên thị trường chứng khoán Mỹ một thời, điển hình là cổ phiếu Tesla và Apple. Việc đầu tư vào các cổ phiếu tăng trưởng vốn hóa lớn thuộc nền kinh tế phát triển nhất thế giới là xu hướng đạt đỉnh trước khi diễn ra đại dịch. Thế nhưng sự phục hồi bứt phá tưởng chừng không thể ngăn cản của những gã khổng lồ khét tiếng trong giới công nghệ đã kết thúc bằng hàng loạt cú lao dốc không phanh trong năm vừa qua. Các nhà đầu tư cho biết họ đang cảm thấy ngày càng căng thẳng trong bối cảnh triển vọng nền kinh tế toàn cầu không mấy lạc quan và sáng sủa; việc có nên bán tháo các cổ phiếu đã đầu tư trong giai đoạn bất ổn tài chính này hay không cũng gây ra tranh cãi dữ dội.
“Tôi đã vay các khoản vay không có tài sản thế chấp trị giá khoảng 100 triệu won (78.600 USD) vào năm 2021 và xây dựng một danh mục đầu tư tập trung vào chứng khoán Mỹ - đặc biệt là cổ phiếu Tesla”, một cổ đông của Tesla tại Hàn Quốc cho biết. “Rất ít nhà đầu tư có thể đủ bi quan để dự đoán giá cổ phiếu sẽ giảm mạnh như thế này tại thời điểm đó. Hiện tại tôi không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc chờ đợi cho thị trường chứng khoán ấm dần lên, thậm chí việc phải trả lãi cho các khoản vay cũng là gánh nặng tài chính đè lên vai tôi”.
Sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát vào đầu năm 2020, cổ phiếu Tesla đã tăng vọt lên mức cao lịch sử, với giá trị mỗi cổ phiếu đạt 407 USD vào tháng 11/2021; thế nhưng ngày vui ngắn chẳng tày gang, hôm thứ Tư vừa rồi ghi nhận giá cổ phiếu Tesla chính thức sụt giảm còn 108 USD/cổ phiếu. Cú sốc này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, thậm chí mức sụt giảm được dự báo có thể mở rộng hơn trong nhiều tháng tới.
“Bài học lớn nhất mà tôi học được từ mất mát nói trên, đó là chúng ta nên thận trọng hơn khi quyết định đầu tư trong một chu kỳ tăng giá. Vào thời điểm năm 2020 và 2021, hầu hết các nhà đầu tư trẻ tuổi ở Hàn Quốc đều tin rằng cổ phiếu vốn hóa lớn của Hoa Kỳ là tài sản an toàn, giá trị của nó sẽ được tái điều chỉnh với một biên độ rất nhỏ ngay cả khi đang trong chu kỳ giảm giá - thực tế hiển nhiên đã đập tan luận điểm này”, cổ đông ở trên cay đắng thừa nhận.
Một số nhà đầu tư khác cũng phải chấp nhận đối mặt với giai đoạn khó khăn sau khi thực hiện các khoản đầu tư không đúng thời điểm như vậy.
“Bản thân chuyện cổ phiếu giảm sẽ không thành vấn đề trừ khi tôi chấp nhân bán chúng với giá thua lỗ; thế nhưng tôi phải trì hoãn các dự định cho cuộc sống của mình - ví như việc mua nhà và kết hôn - chỉ vì lý do đầu tư chứng khoán không đúng thời điểm. Và không chỉ riêng mình tôi, hầu hết các nhà đầu tư trẻ tuổi khác đều phải đối mặt với khủng hoảng tinh thần như vậy”, một nhân viên văn phòng 30 tuổi cho biết.
Những bất ổn về nền kinh tế vĩ mô ập đến chẳng khác gì một gánh nặng gia tăng đối với các nhà đầu tư chứng khoán. Nền kinh tế đang phải đối mặt với nguy cơ một cuộc suy thoái có thể xảy ra vào năm 2023, và những rủi ro về vấn đề lãi suất cao có thể sẽ vẫn duy trì ít nhất cho đến tận cuối năm nay.
“Với bức tranh kinh tế ảm đạm sắp tới, hầu như không có cổ phiếu nào có thể phục hồi trong thời gian ngắn hạn, vì vậy tôi cố gắng không chú ý đến thị trường tài sản, thay vào đó tôi sẽ tập trung nhiều hơn vào công việc của mình”, nhân viên nói trên cho biết.
Các cổ đông của Apple cũng chịu chung số phận khi cổ phiếu của công ty sụt giảm mạnh.
“Apple từ lâu đã duy trì vị trí tiên phong thống trị của mình với tư cách là công ty có giá trị nhất thế giới, vì vậy tôi đã chìm vào cơn mơ với cổ phiếu của Apple; cho đến đầu năm 2022, tôi đã tiêu tốn 30 triệu won đổ vào cổ phiếu này với tầm nhìn dài hạn”, một nhân viên văn phòng 40 tuổi cho biết. “Thế nhưng thứ cổ phiếu tưởng như vô địch đó cũng chịu chung số phận đi xuống khi thị trường bước vào chu kỳ giảm giá. Nỗi khiếp sợ về sự lao dốc tiếp diễn liên tục hiện hữu trong tâm trí tôi”. Người đàn ông này đã chấp nhận bán tháo một nửa số cổ phiếu thua lỗ trong bối cảnh nỗi lo ngại việc giá trị cổ phiếu sẽ giảm hơn nữa ngày càng tăng.
“Sau khi chứng kiến sự sụp đổ của cổ phiếu Tesla, tôi đã quyết định bán phá giá cổ phiếu Apple của mình vì lo ngại rằng táo khuyết có thể đi vào bước xe đổ của hãng xe điện. Tôi cứ nghĩ rằng mình khác biệt so với hầu hết các nhà đầu tư bán lẻ khác và sẽ kiếm tiền bằng các khoản đầu tư dài hạn, thế nhưng tôi đã không thể nào vượt qua yếu tố tâm lý”, người đàn ông này cay đắng thừa nhận.
Cổ phiếu Apple đã tăng lên 179 USD vào tháng 12/2021, thế nhưng sau đó đã trải qua chuỗi biến động liên tục trong suốt năm 2022. Tính đến hôm thứ Tư, giá trị của công ty đã giảm xuống còn 125 USD/cổ phiếu, giảm 30% so với mức cao điểm trước đó. Cú sụt giảm này có thể không nhiều như Tesla, thế nhưng là quá đủ để khiến các nhà đầu tư tràn trề thất vọng với % sụt giảm lên đến 02 con số đến từ gã khổng lồ công nghệ.
Gánh nặng lãi suất tăng vọt đã góp phần kéo tuột tâm lý của các nhà đầu tư xuống với mức độ đáng báo động; dù Fed sắp kết thúc chu kỳ tăng lãi suất đang diễn ra, thế nhưng dự kiến sẽ mất nhiều thời gian hơn trước khi chuyển sang khả năng cắt giảm lãi suất.
“Tôi đã mua một ngôi nhà vào năm 2021 khi bong bóng thị trường nhà đất đạt đến đỉnh điểm, và sau đó bắt đầu mua cổ phiếu Mỹ để kiếm tiền tiết kiệm”, một chủ doanh nghiệp nhỏ ở Seoul cho biết. “Nhưng tôi đã không đặc biệt chú ý đến bất kỳ rủi ro tiềm ẩn nào từ gánh nặng lãi suất”.
“Hiện tôi vẫn đang phải trả nhiều tiền lãi hơn cho các khoản vay thế chấp và không thế chấp; trong khi đó công việc kinh doanh của tôi cũng không tốt đẹp như trước đây khi mà người tiêu dùng đang phải cắt giảm chi tiêu trong giai đoạn đầu của cuộc suy thoái kinh tế. Tôi dự kiến sẽ dồn hết ưu tiên hàng đầu của mình vào việc phân tích rủi ro bằng cách dự báo kịch bản tồi tệ nhất có thể xảy ra trước khi thực hiện bất kỳ khoản đầu tư bất động sản và chứng khoán nào nữa kể từ bây giờ”.
Tham khảo: KoreanTimes
>> Elon Musk đang "lợi dụng" Tesla làm cây ATM cá nhân, vô tư bán cổ phiếu lấy tiền tiêu xài
Điều đáng nói ở đây là việc hầu hết các danh mục rót vốn đầu tư của họ đều tập trung vào các cổ phiếu “hot” trên thị trường chứng khoán Mỹ một thời, điển hình là cổ phiếu Tesla và Apple. Việc đầu tư vào các cổ phiếu tăng trưởng vốn hóa lớn thuộc nền kinh tế phát triển nhất thế giới là xu hướng đạt đỉnh trước khi diễn ra đại dịch. Thế nhưng sự phục hồi bứt phá tưởng chừng không thể ngăn cản của những gã khổng lồ khét tiếng trong giới công nghệ đã kết thúc bằng hàng loạt cú lao dốc không phanh trong năm vừa qua. Các nhà đầu tư cho biết họ đang cảm thấy ngày càng căng thẳng trong bối cảnh triển vọng nền kinh tế toàn cầu không mấy lạc quan và sáng sủa; việc có nên bán tháo các cổ phiếu đã đầu tư trong giai đoạn bất ổn tài chính này hay không cũng gây ra tranh cãi dữ dội.
“Tôi đã vay các khoản vay không có tài sản thế chấp trị giá khoảng 100 triệu won (78.600 USD) vào năm 2021 và xây dựng một danh mục đầu tư tập trung vào chứng khoán Mỹ - đặc biệt là cổ phiếu Tesla”, một cổ đông của Tesla tại Hàn Quốc cho biết. “Rất ít nhà đầu tư có thể đủ bi quan để dự đoán giá cổ phiếu sẽ giảm mạnh như thế này tại thời điểm đó. Hiện tại tôi không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc chờ đợi cho thị trường chứng khoán ấm dần lên, thậm chí việc phải trả lãi cho các khoản vay cũng là gánh nặng tài chính đè lên vai tôi”.
Sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát vào đầu năm 2020, cổ phiếu Tesla đã tăng vọt lên mức cao lịch sử, với giá trị mỗi cổ phiếu đạt 407 USD vào tháng 11/2021; thế nhưng ngày vui ngắn chẳng tày gang, hôm thứ Tư vừa rồi ghi nhận giá cổ phiếu Tesla chính thức sụt giảm còn 108 USD/cổ phiếu. Cú sốc này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, thậm chí mức sụt giảm được dự báo có thể mở rộng hơn trong nhiều tháng tới.
Một số nhà đầu tư khác cũng phải chấp nhận đối mặt với giai đoạn khó khăn sau khi thực hiện các khoản đầu tư không đúng thời điểm như vậy.
“Bản thân chuyện cổ phiếu giảm sẽ không thành vấn đề trừ khi tôi chấp nhân bán chúng với giá thua lỗ; thế nhưng tôi phải trì hoãn các dự định cho cuộc sống của mình - ví như việc mua nhà và kết hôn - chỉ vì lý do đầu tư chứng khoán không đúng thời điểm. Và không chỉ riêng mình tôi, hầu hết các nhà đầu tư trẻ tuổi khác đều phải đối mặt với khủng hoảng tinh thần như vậy”, một nhân viên văn phòng 30 tuổi cho biết.
Những bất ổn về nền kinh tế vĩ mô ập đến chẳng khác gì một gánh nặng gia tăng đối với các nhà đầu tư chứng khoán. Nền kinh tế đang phải đối mặt với nguy cơ một cuộc suy thoái có thể xảy ra vào năm 2023, và những rủi ro về vấn đề lãi suất cao có thể sẽ vẫn duy trì ít nhất cho đến tận cuối năm nay.
“Với bức tranh kinh tế ảm đạm sắp tới, hầu như không có cổ phiếu nào có thể phục hồi trong thời gian ngắn hạn, vì vậy tôi cố gắng không chú ý đến thị trường tài sản, thay vào đó tôi sẽ tập trung nhiều hơn vào công việc của mình”, nhân viên nói trên cho biết.
Các cổ đông của Apple cũng chịu chung số phận khi cổ phiếu của công ty sụt giảm mạnh.
“Apple từ lâu đã duy trì vị trí tiên phong thống trị của mình với tư cách là công ty có giá trị nhất thế giới, vì vậy tôi đã chìm vào cơn mơ với cổ phiếu của Apple; cho đến đầu năm 2022, tôi đã tiêu tốn 30 triệu won đổ vào cổ phiếu này với tầm nhìn dài hạn”, một nhân viên văn phòng 40 tuổi cho biết. “Thế nhưng thứ cổ phiếu tưởng như vô địch đó cũng chịu chung số phận đi xuống khi thị trường bước vào chu kỳ giảm giá. Nỗi khiếp sợ về sự lao dốc tiếp diễn liên tục hiện hữu trong tâm trí tôi”. Người đàn ông này đã chấp nhận bán tháo một nửa số cổ phiếu thua lỗ trong bối cảnh nỗi lo ngại việc giá trị cổ phiếu sẽ giảm hơn nữa ngày càng tăng.
Cổ phiếu Apple đã tăng lên 179 USD vào tháng 12/2021, thế nhưng sau đó đã trải qua chuỗi biến động liên tục trong suốt năm 2022. Tính đến hôm thứ Tư, giá trị của công ty đã giảm xuống còn 125 USD/cổ phiếu, giảm 30% so với mức cao điểm trước đó. Cú sụt giảm này có thể không nhiều như Tesla, thế nhưng là quá đủ để khiến các nhà đầu tư tràn trề thất vọng với % sụt giảm lên đến 02 con số đến từ gã khổng lồ công nghệ.
Gánh nặng lãi suất tăng vọt đã góp phần kéo tuột tâm lý của các nhà đầu tư xuống với mức độ đáng báo động; dù Fed sắp kết thúc chu kỳ tăng lãi suất đang diễn ra, thế nhưng dự kiến sẽ mất nhiều thời gian hơn trước khi chuyển sang khả năng cắt giảm lãi suất.
“Tôi đã mua một ngôi nhà vào năm 2021 khi bong bóng thị trường nhà đất đạt đến đỉnh điểm, và sau đó bắt đầu mua cổ phiếu Mỹ để kiếm tiền tiết kiệm”, một chủ doanh nghiệp nhỏ ở Seoul cho biết. “Nhưng tôi đã không đặc biệt chú ý đến bất kỳ rủi ro tiềm ẩn nào từ gánh nặng lãi suất”.
“Hiện tôi vẫn đang phải trả nhiều tiền lãi hơn cho các khoản vay thế chấp và không thế chấp; trong khi đó công việc kinh doanh của tôi cũng không tốt đẹp như trước đây khi mà người tiêu dùng đang phải cắt giảm chi tiêu trong giai đoạn đầu của cuộc suy thoái kinh tế. Tôi dự kiến sẽ dồn hết ưu tiên hàng đầu của mình vào việc phân tích rủi ro bằng cách dự báo kịch bản tồi tệ nhất có thể xảy ra trước khi thực hiện bất kỳ khoản đầu tư bất động sản và chứng khoán nào nữa kể từ bây giờ”.
Tham khảo: KoreanTimes
>> Elon Musk đang "lợi dụng" Tesla làm cây ATM cá nhân, vô tư bán cổ phiếu lấy tiền tiêu xài