Phải chăng đây là cơ hội cho kĩ sư Việt Nam: 1 ngành nghề AI không thể thay thế con người, toàn cầu đang thiếu hàng trăm ngàn lao động

A-Train The Seven

...'cause for once, I didn't hate myself.
Giữa "bão" thông tin về nguy cơ AI thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, gây xáo trộn thị trường lao động, có một ngành mà AI chỉ có thể đóng vai trò hỗ trợ, chứ không thể thay thế con người: Nghiên cứu và sản xuất bán dẫn. Nghịch lý thay, chính ngành công nghiệp đang cung cấp "năng lượng" cho sự phát triển của AI thông qua những con chip xử lý tối tân nhất lại đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt trầm trọng nhân lực chất lượng cao.

Tháng 7 vừa qua, TSMC, nhà gia công bán dẫn lớn nhất thế giới, công bố doanh thu tăng trưởng 45%, đạt 7,9 tỷ USD trong quý II/2024, cho thấy sự bùng nổ của ngành. "Cơn sốt" AI được thể hiện rõ nét qua con số hơn một nửa doanh thu của TSMC đến từ việc sản xuất chip xử lý hiệu năng cao cho các trung tâm dữ liệu, phục vụ vận hành các mô hình AI quy mô lớn.

Tuy nhiên, giới đầu tư vẫn tỏ ra thận trọng với những rủi ro tiềm ẩn đối với các "ông lớn" như TSMC, chẳng hạn như thiên tai ở Đài Loan hay bất ổn địa chính trị. Bên cạnh đó, một vấn đề ít được nhắc đến nhưng cũng không kém phần quan trọng, chính là sự thiếu hụt trầm trọng kỹ sư, tiến sĩ và chuyên gia trong ngành bán dẫn, có thể tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của các tập đoàn công nghệ nói chung.

TSMC logo fab.jpg


Nhiều người lầm tưởng rằng chỉ cần "rót" tiền là có thể tăng sản lượng wafer silicon. Thực tế, tình trạng thiếu hụt chip bán dẫn toàn cầu hồi đầu năm 2020 đã được giải quyết bằng nguồn vốn hàng tỷ USD từ các chính phủ, giúp các công ty tăng sản lượng gia công. Để khắc phục tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng, nhiều chính phủ đã tung ra các gói hỗ trợ để khuyến khích xây dựng các nhà máy sản xuất chip trong nước. TSMC cũng không ngoại lệ, khi đang xây dựng các nhà máy mới tại Mỹ, Đức và Nhật Bản.

Tuy nhiên, "tiền" không phải là tất cả. Việc xây dựng một nhà máy sản xuất chip bán dẫn mới không đơn giản như xây dựng dây chuyền lắp ráp điện thoại thông minh ở các nước như Ấn Độ hay Việt Nam. Vận hành nhà máy sản xuất chip đòi hỏi đội ngũ nhân lực có tay nghề cao, am hiểu kiến thức chuyên môn, thậm chí có bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ khoa học kỹ thuật.

Hơn nữa, do yêu cầu khắt khe về địa chất và khả năng chống rung lắc của tòa nhà (để đảm bảo hoạt động của máy móc quang khắc), việc xây dựng nhà máy sản xuất chip cũng cần đến các chuyên gia xây dựng giàu kinh nghiệm.

Theo McKinsey, các nhà máy sản xuất chip mới tại Mỹ cần khoảng 160.000 lao động có trình độ cao, từ kỹ sư đến nhân viên kỹ thuật và công nhân xây dựng chuyên biệt. Tuy nhiên, mỗi năm chỉ có khoảng 1.500 kỹ sư mới tốt nghiệp tham gia vào ngành bán dẫn. Con số này thậm chí còn thấp hơn đối với các chuyên viên bán dẫn. Dự kiến, trong vòng 5 năm tới, Mỹ sẽ cần thêm 75.000 chuyên gia mới để vận hành các nhà máy sản xuất chip.

1723626751660.png


Tuy nhiên, thực tế lại không mấy khả quan. Kể từ năm 2000, lực lượng lao động trong ngành bán dẫn tại Mỹ đã giảm 43%. Với tốc độ này, ước tính đến năm 2029, Mỹ có thể thiếu hụt tới 146.000 lao động có tay nghề cao trong ngành bán dẫn. Việc nhà máy sản xuất chip của TSMC tại Arizona phải trì hoãn ngày đi vào hoạt động và tập đoàn này phải đưa khoảng 2.200 nhân công từ Đài Loan sang Mỹ làm việc cho thấy rõ rệt những thách thức về văn hóa.

Ước tính, chi phí xây dựng mỗi nhà máy sản xuất chip mới lên tới 30 tỷ USD. Các nhà máy này phải hoạt động liên tục 24/7 để đảm bảo sản lượng bù đắp cho khoản đầu tư khổng lồ. Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, từng chỉ ra sự khác biệt về văn hóa giữa Đài Loan và Mỹ: Nếu một cỗ máy hỏng lúc 1 giờ sáng ở Đài Loan, nó sẽ được sửa chữa ngay lập tức. Điều này khó có thể xảy ra ở Mỹ, nơi công nhân thường chỉ làm việc vào ban ngày.

Hàn Quốc cũng đang đối mặt với tình trạng tương tự. Ngành công nghiệp bán dẫn nước này, dẫn đầu bởi Samsung Foundry và SK Hynix, đang thiếu hụt nhân lực từ năm 2022. Dự kiến, đến năm 2031, Hàn Quốc sẽ thiếu khoảng 56.000 lao động có tay nghề cao.

Xu hướng già hóa dân số ở cả Hàn Quốc và Đài Loan cũng đang tác động tiêu cực đến tình trạng này. Kể từ năm 2012, số lượng sinh viên theo học các chương trình sau đại học đã giảm dần qua từng năm. Hiện tại, Hàn Quốc và Đài Loan chiếm 80% tổng sản lượng gia công bán dẫn toàn cầu.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top