Phân bón khan hiếm trên toàn thế giới, chất thải của chúng ta cũng trở thành hàng nóng

Tình trạng thiếu phân bón hóa học trên toàn cầu chưa bao giờ hết nóng, từ các loại phân lợn, ngựa, gia súc và thậm chí cả chất thải con người cũng đang trở nên khan hiếm.
Andrew Whitelaw - chủ trang trại nuôi lợn thương mại tại Thomas Elder Markets có trụ sở tại Melbourne, Australia nói rằng mặt hàng chất thải động vật của trang trại trở nên bán rất chạy khi nông dân đang tìm kiếm các lựa chọn thay thế các loại phân bón vô cơ và nguồn phân bón hữu cơ đang trở nên phổ biến hơn. Anh nói rằng "Chúng tôi không còn lại bất kỳ thứ gì trong chuồng trại của mình, những cuộc điện thoại được gọi đến liên tục để đặt mua phân bón".

Phân bón khan hiếm trên toàn thế giới, chất thải của chúng ta cũng trở thành hàng nóng
Giá phân bón tổng hợp đã tăng vọt trong bối cảnh thiếu hụt năng lượng toàn cầu và các hạn chế xuất khẩu đến từ những thị trường lớn nhất thế giới như Nga và Trung Quốc. Điều đó cũng đặt thêm những thách thức cho chuỗi cung ứng nông sản khi mà chi phí lương thực trên toàn cầu đang ở mức kỷ lục, còn nông dân thì vẫn không ngừng tranh giành phân bón để tránh những thiệt hại đến năng suất cây trồng.
Hiện ở Bắc Mỹ, giá phân bón đang dao động quanh mức cao nhất mọi thời đại ở mức 1.072,87 USD/tấn, còn urê giao ngay đã tăng hơn 200% trong năm nay lên mức kỷ lục tại Trung Quốc. Ở Iowa, phân được bán với giá từ 40 đến 70 USD/tấn ngắn, tăng khoảng 10 USD so với một năm trước và là mức cao nhất kể từ năm 2012.
Hiện phân chuồng chủ yếu được tiêu thụ ở địa phương. Khoảng một thập kỷ trước, khi cả giá cây trồng, phân bón vô cơ và phân chuồng đều tăng cao, người nông dân đã kết hợp nuôi lợn và gia súc để sử dụng phân của chúng. Và ở hiện tại, xu hướng này cũng sẽ tiếp tục trở lại nếu chi phí cho phân bón lại tăng.

Phân bón khan hiếm trên toàn thế giới, chất thải của chúng ta cũng trở thành hàng nóng
Brian Mclean - Tổng giám đốc một công ty phân bón hữu cơ ở bang Queensland của Úc cho biết, doanh số bán phân trộn chất thải gia cầm của ông đang tăng cao, nếu như tình trạng này tiếp tục được duy trì, có thể nguồn phân chuồng sẽ càng khan hiếm hơn nữa. Chỉ trong vài tháng vừa qua, doanh nghiệp của Brian Mclean đã bán được khoảng 15.000 tấn phân hỗn hợp này, so với con số khiêm tốn chỉ khoảng 2.000 tấn cùng kỳ năm ngoái.
Ở Anh, không chỉ có nông dân mới tranh giành phân hữu cơ mà nhiều người khác thậm chỉ còn sử dụng loại bùn thải có chứa phân người hoặc các loại chất rắn sinh học. David Butler - chủ một trang trại trồng ngũ cốc ở Hà Lan cho biết từ lâu ông đã dựa vào đàn bò được nuôi của mình để tận dụng chất thải động vật bón cho cây. Butler cho biết: “Diện tích canh tác lớn từ trang trại vẫn cần một lượng lớn phân bón tổng hợp, điều này sẽ giảm bớt do việc sử dụng phân chuồng". Hiện tại các chất thải từ đàn bò của anh không đủ cung cấp nên anh ấy đã mua thêm từ công ty Thames Water với lượng sản xuất khoảng hơn 750.000 mét khối lượng bùn thải sinh học mỗi năm.
Ở Mỹ, chất rắn sinh học đã được sử dụng từ năm 1986 sau khi được chấp thuận trong trồng trọt. Nhà phân tích Alexis Maxwell cho biết "Mặc dù phân chuồng là một giải pháp thay thế rẻ tiền cho các loại phân bón tổng hợp đắt tiền, tuy nhiên nó vẫn kém hiệu quả hơn so với những người đã quen dùng phân bón truyền thống" . Chẳng hạn một tấn phân bón diamoni photphat có hàm lượng nitơ cao gấp 6 lần lần phân chuồng và con số này đối với phân lân là 15 lần.

Phân bón khan hiếm trên toàn thế giới, chất thải của chúng ta cũng trở thành hàng nóng
Phân bón thương mại đã được tạo ra từ hơn một thế kỷ trước, đây là một trong những công nghệ vượt bậc được ghi nhận trong việc nâng cao năng suất cây trồng để nuôi sống hàng tỷ người trên hành tinh. Tuy nhiên các sản phẩm phân hữu có đã được quan tâm ngay cả trước khi giá phân bón hóa học bắt đầu tăng cao, do nhiều người cho rằng các chất hóa học trong phân sẽ có tác động ăn mòn dinh dưỡng của đất. Trong khi đó nguồn phân xanh cũng với kỹ thuật ủ phân khoa học có thể làm tăng cường chất dinh dưỡng đáng kể cho cây trồng khi có kế hoạch tốt, đặc biệt là trong điều kiện biến đổi tự nhiên. Việc tăng giá đột biến của phân bón sẽ khiến nhiều nông dân sẽ có những dự định chuyển đổi về lâu dài hơn bởi vì họ đã nhận ra hiệu quả khi sử dụng các sản phẩm hữu cơ.
Nguồn
Bloomberg
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top