thuha19051234
Pearl
Nếu bạn nghĩ rằng tấn công ransomware là nguy hiểm nhất trong các cuộc tấn công mạng, có lẽ bạn đã nhầm. Ít ra thì trong một số trường, bạn vẫn có thể lấy lại các tệp được mã hóa nếu chịu thương lượng thành công. Nhưng có những cuộc tấn công từ một phần mềm độc hại khác được gọi là Wiper, sẽ không cho bạn bất cứ một cơ hội nào. Mục đích duy nhất của nó không phải ăn cắp hay tống tiền mà chỉ để phá hoại. Vậy phần mềm độc hại chết người này có nguồn gốc như thế nào? Chúng gồm những chủng nào và có những cách nào để bảo vệ chống lại nó?
Mặc dù Wiper không phải một dạng phần mềm độc hại điển hình, nhưng sức mạnh của nó được ví như trận cuồng phong quét sạch hết mọi thứ trên đường. Mục đích duy nhất của phần mềm độc hại Wiper chỉ là gây ra sự biến dạng và tàn phá cho nạn nhân. Những thiệt hại tài chính có thể xảy ra cho các bên bị ảnh hưởng, nhưng mục tiêu chính của nó không phải là đánh cắp tiền hoặc bán thông tin cho tội phạm mạng, mà là sự phá hủy. Vậy tại sao hủy diệt lại là mục tiêu chính của phần mềm độc hại này? Những kẻ tấn công có thể có nhiều lý do cho hành động của mình, nhưng chúng thường chỉ đang gửi một thông điệp chính trị nào đó, hoặc đơn giản cố gắng che đậy dấu vết sau khi quá trình xâm nhập dữ liệu xảy ra.
Shamoon là một trong những biến thế phổ biến nhất của Wiper, đã tấn công vào dữ liệu của Saudi Aramco và nhiều công ty dầu mỏ Trung Đông khác từ năm 2012 đến năm 2016. Phần mềm độc hại nguy hiểm này đã xâm nhập vào máy tính cá nhân và phá hủy hơn 30.000 ổ cứng, bằng cách sử dụng trình điều khiển truy cập ổ đĩa trực tiếp có tên RawDisk. Biến thể Shamoon là tự sinh sôi thông qua các đĩa mạng được chia sẻ. Nó lây lan từ thiết bị này sang thiết bị khác và làm cho nạn nhân không có bất cứ cơ hội nào để khôi phục dữ liệu đã bị phá hủy. Việc dùng trình điều khiển RawDisk sẽ ghi đè lên đĩa, sau đó xóa bản ghi khởi động chính (MBR), điều này cũng ngăn hệ thống khởi động. 2. Meteor Meteor là một loại phần mềm độc hại có khả năng tái sinh. Biến thể này có thể được định cấu hình từ bên ngoài và đi kèm với các khả năng độc hại, bao gồm thay đổi mật khẩu người dùng, tắt chế độ khôi phục và đưa ra các lệnh độc hại. Trên thực tế, nó đã gây ra sự gián đoạn và hỗn loạn cực độ cho các dịch vụ xe lửa của Iran khi nó xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 7 năm 2021. 3. NotPetya NotPetya được coi là một biến thể nguy hiểm nhất trong các biến thể của Wiper, nó mới được phát hiện năm 2017 và gây ra thiệt hại khoảng 10 tỷ đô la cho các công ty đa quốc gia. NotPetya tự cho mình là ransomware nhưng trên thực tế không phải vậy. Sự nhầm lẫn này là do một trong chủng ban đầu của nó có tên Petya đã gây một cuộc tấn công ransomware trong đó máy của nạn nhân được cung cấp khóa giải mã sau khi thanh toán tiền chuộc. 4. ZeroCleare ZeroCleare - một trong những biến thể khét tiếng của Wiper được phát minh nhằm gây ra những cuộc thanh toán dữ liệu khỏi các hệ thống được nhắm mục tiêu. Nó nổi lên vào năm 2019 với các cuộc tấn công vào các công ty năng lượng khác nhau trên khắp khu vực Trung Đông. Hàng nghìn hệ thống bị lây nhiễm sau cuộc tấn công này và cũng có thể bị phơi nhiễm trong tương lai. Cơ chế hoạt động của nó là ghi đè phân vùng đĩa và MBR trên các máy chạy Windows bằng EldoS RawDisk. 5. WhisperGate Đây là dòng mã độc Wiper mới nhất, theo Trung tâm Tình báo về các mối đe dọa của Microsoft thì chính nó đã gây ra những cuộc tấn công có chủ đích nhằm chống lại chính phủ Ukraine vào tháng 1 năm 2022. Cuộc tấn công này đã phá hủy ít nhất bảy mươi tên miền trang web khác nhau thuộc sở hữu của chính phủ đất nước. WhisperGate mang một số điểm tương đồng nổi bật với NotPetya nhưng độ thiệt hại mà nó gây ra lớn hơn nhiều.
Thực hiện sao lưu dữ liệu thường xuyên Bằng việc thực hiện các chế độ sao lưu mạnh mẽ, ngăn chặn sự trùng lặp dữ liệu và cơ sở hạ tầng của hệ thống PC ảo, bạn có thể khôi phục và lấy lại dữ liệu của mình kể cả sau một cuộc tấn công lớn, hạn chế những thiệt hại do phần mềm độc hại gây ra Patch Hệ điều hành và Phần mềm Hầu hết các bản cập nhật hệ điều hành đều có những bổ sung và sửa lỗi quan trọng về bảo mật, không giống nhiều người vẫn suy nghĩ là nó chỉ liên quan đến tính năng. Các bản vá này cung cấp sự bảo vệ cần thiết cho những lỗ hổng bảo mật đã được xác định, kể từ khi phát hành hệ điều hành hoặc phần mềm. Vì thế, bạn nên cài đặt các bản vá này thường xuyên. Thật tồi tệ khi biết mình trở thành nạn nhân của một cuộc tấn công bằng phần mềm độc hại, nhưng còn tệ hơn khi bạn biết nguyên nhân sâu xa là do nó khai thác hệ điều hành thiếu sự cập nhật của mình. Khi đối mặt với phần mềm độc hại Wiper, những nạn nhân (thường là các tổ chức lớn) không chỉ phải chịu những tổn thất về dữ liệu và tài chính mà còn phải chịu hậu quả về danh tiếng kinh doanh bị hạ thấp. Nhưng với những biện pháp bảo mật tối đa được áp dụng, bạn có thể sẵn sàng đối phó với nó hoặc giải quyết hậu quả theo một cách tích cực hơn. Nguồn Makeuseof