Phân tích ánh mắt biết ngay đang nói dối hay không

Một công ty từ Utah vừa cho ra mắt một công nghệ mới, đảm bảo có thể phát hiện lời nói dối trong vòng 15 đến 30 phút bằng cách phân tích chuyển động mắt không tự chủ. Từ loạt phim truyền hình ấn tượng như "Lie to Me", đến phân tích ngôn ngữ cơ thể trong thử nghiệm phỉ báng Johhny Depp và Amber Heard năm 2022, đều cho thấy phát hiện một người nói dối đang trở thành nỗi ám ảnh của những người Mỹ hiện đại.
Công nghệ tìm kiếm sự thật như vậy cũng không phải là điều mới mẻ, vì một chiếc máy phát hiện nói dối cách đây 100 năm cũng có thể chứng thực điều đó. Hầu hết mọi người đều có ý tưởng chung về cách thức hoạt động của một máy phát hiện nói dối, cho dù họ đã từng xem nó được sử dụng trong một bộ phim hay đã từng là đối tượng của việc sử dụng phép thử. Đây là một công cụ gồm "một máy ghi sinh lý đánh giá ba chỉ số về kích thích tự động: nhịp tim/huyết áp, hô hấp và độ dẫn điện của da."
Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu một người bị phát hiện nói dối hay thật dựa trên phân tích video ghi lại những cử động trong đôi mắt của họ?

EyeDetect hoạt động như thế nào?

Phân tích ánh mắt biết ngay đang nói dối hay không
EyeDetect là sản phẩm được phát triển và thương mại hóa từ công ty Converu, một hệ thống có thể đánh giá mức độ trung thực của một người dựa trên các video ghi lại chuyển động đôi mắt. Theo Todd Mickelsen là Giám đốc điều hành của Converus, anh ta đã bắt gặp nhiều quan chức cấp cao của chính phủ nói dối. Danh sách bao gồm cả bốn thành viên Utah của Hạ viện Mỹ, thứ trưởng của Bộ Quốc phòng, cựu cố vấn chính sách trong nước cho cựu phó tổng thống Mike Pence, nhiều thành viên của Quốc hội, thượng nghị sĩ, FBI và các quan chức CIA.
Converus gợi ý công nghệ EyeDirect của họ có độ chính xác từ 86-88% trong việc phát hiện đối tượng nói dối. Để sử dụng công nghệ này, đối tượng sẽ ngồi trước máy tính và làm bài kiểm tra tự động với các câu hỏi, trả lời đúng hay sai. Thử nghiệm cũng sử dụng một camera theo dõi mắt hồng ngoại để ghi lại và phân tích chuyển động của mắt người này. Cứ mỗi giây, bài kiểm tra có thể thu nhận tối đa 60 phép đo các hành vi không tự nguyện của mắt. Các hành vi không tự chủ của mắt bao gồm những thay đổi về đường kính đồng tử, chuyển động của mắt, chớp mắt và cố định. Sau khi ghi lại được video chuyển động của mắt, chương trình sẽ xử lý dữ liệu và trong vòng chưa đầy năm phút sẽ cho điểm một người là lừa dối hay trung thực.

Khi nói dối, còn người sẽ cần những nỗ lực trí óc nhiều hơn



EyeDetect có thể thực hiện một bài kiểm tra 15 phút được gọi là "So sánh lời nói dối trực tiếp" hoặc bài kiểm tra 30 phút được gọi là "Bài kiểm tra so sánh nhiều vấn đề". Các kỳ kiểm tra đồ thị truyền thống có thể kéo dài từ 90 phút đến năm giờ, với kết quả cuối cùng mất đến vài tuần để được cung cấp.
CEO Todd Mickelsen của Converus cho biết rằng mỗi người cần những nỗ lực trí óc nhiều hơn khi nói dối, (các nhà khoa học gọi đó là "tải trọng nhận thức") so với khi bạn nói sự thật và bạn gặp phải một số thay đổi không tự nguyện nào đó. Lúc này, đồng tử của bạn bị giãn ra đến 10 mm, đó là thứ bạn không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Mickelsen đảm bảo rằng máy ảnh và phần mềm đặc biệt của họ có thể ghi lại các hành vi của mắt xảy ra chỉ trong mili giây. Công ty cho biết hiện họ có hơn 600 khách hàng ở 50 quốc gia và họ hoạt động bằng 50 ngôn ngữ. Công ty cũng gợi ý rằng cách kinh doanh chính của họ với hệ thống EyeDirect là phân tích các cá nhân có liên quan đến việc sử dụng ma túy, cướp giật, tấn công tình dục, ngoại tình, giết người, phá hoại, gián điệp, khủng bố và các hành vi tội phạm hay phi đạo đức khác. Khách hàng của họ chủ yếu là cơ quan thực thi pháp luật, luật sư, nhà điều tra tư nhân và giáo sĩ.


Trong video trên, bạn sẽ thấy một đoạn clip từ bộ phim Blade Runner (1982), trong đó các điều tra viên có một bài kiểm tra theo dõi chuyển động mắt không tự nguyện để phát hiện đối tượng của họ là người thật hay nhân tạo.

Lo ngại về công nghệ phát hiện nói dối

BBC đưa tin vào tháng 1 năm 2022 rằng không phải ai cũng hài lòng với công nghệ phát hiện nói dối. Chẳng hạn như cựu nhân viên CIA Christopher Burgess giải thích rằng không nên sử dụng máy phát hiện nói dối để chứng minh tội phạm hoặc sự vô tội của tội phạm hoặc gián điệp. Còn các chuyên gia đã thể hiện sự hoài nghi đối với công nghệ trong các bài kiểm tra EyeDetect, cũng như đã từng nghi ngờ trong việc phát hiện nói dối bằng máy phát hiện nói dối trước đây. Điều cần lưu ý nữa là máy phát hiện nói dối cũng đã bị cấm sử dụng dưới nhiều hình thức ở Mỹ.
Phân tích ánh mắt biết ngay đang nói dối hay không
Một chuyên gia cho ý kiến rằng: "Con người đã cố gắng đưa ra những dự đoán trong một thời gian dài, nhưng không học lại không có nhiều tiến bộ trong 100 năm qua. Mặc dù chưa xem xét EyeDetect, cũng như công nghệ đằng sau nó. Nhưng chúng ta không thấy bất kỳ bằng chứng nào khi cho rằng chuyển động của mắt có liên quan đến sự lừa dối". Washington Post cũng tiết lộ rằng bộ óc khoa học đằng sau EyeDetect là John Kircher, một giáo sư đã nghỉ hưu tại Đại học Utah, đã được Bộ Quốc phòng tài trợ và tham khảo ý kiến của CIA.
Nhiều người cũng cảnh báo rằng những âm bản giả có thể đứng về phía những kẻ có tội. Ý nghĩa đạo đức và pháp lý của công nghệ phát hiện nói dối và hậu quả của nó là rất đáng kể. Các chuyên gia bày tỏ lo ngại rằng các thử nghiệm dựa trên trí tuệ nhân tạo có thể khiến tòa án, công lý và xã hội đi chệch hướng.

>>> Samsung dừng kinh doanh panel LCD.
Nguồn slashgear
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top