Trường Sơn
Writer
Phát biểu tại điện Elysée, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết ưu tiên đầu tiên trong kế hoạch tái công nghiệp của Pháp là tăng cường khả năng cạnh tranh và duy trì sự nhất quán trong chính sách kinh tế vĩ mô như tiếp tục cải thiện khả năng thu hút dòng vốn, năng lực lao động, thúc đẩy đổi mới cũng như gia tăng số lượng công việc.
Theo ông Macron, cải cách hưu trí là bước đi quan trọng và cần thiết bởi nền công nghiệp Pháp bị tụt lại phía sau một phần do người Pháp đang làm việc ít hơn so với các nước láng giềng.
Ưu tiên thứ hai trong kế hoạch tái công nghiệp hoá là tăng cường vấn đề đào tạo. Pháp sẽ dành ngân sách khoảng 700 triệu euro để nâng cấp chất lượng đào tạo đối với các ngành nghề của tương lai hoặc những ngành công nghiệp đang thiếu hụt lao động. Chương trình này sẽ được triển khai ngay kể từ năm học tới với tiêu chí đảm bảo sự bình đẳng cơ hội đào tạo và dự kiến sẽ tạo ra 15.000 nhân lực mới.
Ưu tiên tiếp theo là đơn giản hoá thủ tục hành chính để giảm một nửa thời gian xét duyệt các dự án công nghiệp mới từ khoảng 17-18 tháng hiện nay xuống chỉ còn 9 tháng.
Tổng thống Pháp Macron cho biết sẽ thành lập tín dụng thuế công nghiệp xanh dành cho các công nghệ được Liên minh châu Âu ưu tiên như pin điện, máy bơm nhiệt, tua-bin gió hoặc tấm pin mặt trời. Theo đó, từ nay đến năm 2030, Pháp sẽ đầu tư khoảng 20 tỷ euro triển khai vấn đề này. Ngoài ra, Pháp sẽ tiếp tục dành nhiều ưu đãi khác cho ngành pin điện và xe động điện được sản xuất tại châu Âu.
Người đứng đầu nước Pháp cũng kêu gọi châu Âu cần ngừng đưa ra các quy định mới, nhất là trong lĩnh vực môi trường hay pin điện, duy trì sự ổn định để giữ chân các nhà đầu tư trước sự cạnh tranh đến từ Mỹ hay Trung Quốc.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhấn mạnh những biến động lớn về địa chính trị thời gian qua cho thấy tái công nghiệp hoá nền kinh tế trở thành vấn đề chủ quyền nếu không muốn bị lệ thuộc hay trở thành thị trường tiêu thụ cho các nước lớn khác:
“Công cuộc tái công nghiệp hoá là chìa khoá đối với cả nền kinh tế cũng như vấn đề địa chính trị. Chúng ta cần làm việc nhiều hơn, nhiều nguồn vốn hơn, nhiều tiến bộ về kỹ thuật hơn và cả sự độc lập hơn cho nước Pháp trong một thế giới với những biến động địa chính trị đầy bất ổn”, ông Macron nói.
Theo ông Macron, cải cách hưu trí là bước đi quan trọng và cần thiết bởi nền công nghiệp Pháp bị tụt lại phía sau một phần do người Pháp đang làm việc ít hơn so với các nước láng giềng.
Ưu tiên thứ hai trong kế hoạch tái công nghiệp hoá là tăng cường vấn đề đào tạo. Pháp sẽ dành ngân sách khoảng 700 triệu euro để nâng cấp chất lượng đào tạo đối với các ngành nghề của tương lai hoặc những ngành công nghiệp đang thiếu hụt lao động. Chương trình này sẽ được triển khai ngay kể từ năm học tới với tiêu chí đảm bảo sự bình đẳng cơ hội đào tạo và dự kiến sẽ tạo ra 15.000 nhân lực mới.
Ưu tiên tiếp theo là đơn giản hoá thủ tục hành chính để giảm một nửa thời gian xét duyệt các dự án công nghiệp mới từ khoảng 17-18 tháng hiện nay xuống chỉ còn 9 tháng.
Người đứng đầu nước Pháp cũng kêu gọi châu Âu cần ngừng đưa ra các quy định mới, nhất là trong lĩnh vực môi trường hay pin điện, duy trì sự ổn định để giữ chân các nhà đầu tư trước sự cạnh tranh đến từ Mỹ hay Trung Quốc.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhấn mạnh những biến động lớn về địa chính trị thời gian qua cho thấy tái công nghiệp hoá nền kinh tế trở thành vấn đề chủ quyền nếu không muốn bị lệ thuộc hay trở thành thị trường tiêu thụ cho các nước lớn khác:
“Công cuộc tái công nghiệp hoá là chìa khoá đối với cả nền kinh tế cũng như vấn đề địa chính trị. Chúng ta cần làm việc nhiều hơn, nhiều nguồn vốn hơn, nhiều tiến bộ về kỹ thuật hơn và cả sự độc lập hơn cho nước Pháp trong một thế giới với những biến động địa chính trị đầy bất ổn”, ông Macron nói.