“Pháp sư” Trung Hoa hóa phép: Dùng chip AI của NVIDIA ngay trên đất Mỹ mà không cần “xin visa”

Trong cuộc chiến công nghệ căng thẳng như dây đàn giữa Mỹ và Trung Quốc, các "pháp sư" AI Trung Hoa đã khiến cả thế giới bất ngờ với những chiêu trò sáng tạo đến khó tin. Khi bị cấm cửa, họ không ngồi khóc mà lại nghĩ ra cách xài "đồ chơi" NVIDIA ngay trên đất Mỹ mà chẳng cần mang về nước. Nghe như trò đùa, nhưng lại là thật!

nvidia-trung-quoc-1721700261883_png_75.jpg

Nhờ vào ma thuật của blockchain và điện toán đám mây phân tán, các nhà phát triển AI Trung Quốc có thể “lách luật” một cách tài tình, mặc cho chính phủ Mỹ có làm căng đến đâu. Cứ thế mà các ông lớn công nghệ bên Trung Hoa vẫn thoải mái sử dụng các chip AI cao cấp, dù chỉ qua màn hình mà thôi.

Một vài "con buôn" còn liều lĩnh nhập lậu chip NVIDIA vào Trung Quốc, nhưng số lượng ít ỏi chẳng thấm tháp gì với nhu cầu khổng lồ. Thế là họ chơi chiêu, thuê luôn mấy cái máy chủ ở nước ngoài, tận dụng sức mạnh của các chip AI từ xa, vừa tiết kiệm vừa tiện lợi. Ngồi nhà vẫn “quẩy” chip NVIDIA ở bên kia đại dương, ai mà chẳng thích!

Lấy ví dụ như Derek Aw, cựu thợ đào bitcoin nhưng giờ đã chuyển nghề thành “đại gia” cung cấp dịch vụ đám mây. Ông ấy mở một trung tâm dữ liệu ở Brisbane, Australia, với hơn 300 máy chủ, tất nhiên là được trang bị những con chip NVIDIA H100 xịn sò. Chỉ cần ba tuần, những máy chủ này đã hoạt động hết công suất để phục vụ một công ty ở Bắc Kinh. Chuyện này không khó, nhưng mấy ông lớn như Microsoft, Google, hay Amazon thì lại bị chặn đường bởi chính sách của Mỹ. Còn Derek Aw thì đơn giản là chơi theo cách của mình: dùng hợp đồng thông minh và blockchain để giữ kín danh tính khách hàng. Bảo mật, an toàn, lại còn chẳng cần lộ diện.

chip_IA_Invidia_jpg_75.jpg

Khi cơn sốt tiền mã hóa hạ nhiệt, đám mây GPU lại “lên ngôi” như một vị cứu tinh cho các tín đồ AI. Những chiếc GPU NVIDIA đắt đỏ vốn bị nhiều nhà phát triển thèm muốn, giờ đây trở thành "đồ chơi" chính trên các nền tảng điện toán GPU đám mây. Và tất nhiên, khách hàng Trung Quốc là những người hưởng lợi đầu tiên.

Nhưng, đâu phải cái gì cũng hoàn hảo. Tse, một cựu nhân viên của startup AI tại Thượng Hải, đã nhắc khéo rằng, hệ thống blockchain có thể lộ lỗ hổng, khiến mã nguồn và dữ liệu bị đánh cắp. Dù rằng blockchain bảo vệ quyền riêng tư, nhưng một khi “có biến”, tìm ra ai chịu trách nhiệm lại không dễ chút nào.

Với mấy công ty nhỏ nhỏ thì xài điện toán phi tập trung là ngon lành rồi, nhưng với những mô hình AI khổng lồ như ChatGPT thì lại cần thứ gì đó “nặng đô” hơn. Bởi vậy, mấy ông như Derek Aw đang đua nhau xây dựng các cụm điện toán khủng hơn để đáp ứng nhu cầu. Và đâu chỉ mỗi Aw, một công ty khác là Edge Matrix Computing cũng không kém phần long trọng với hơn 3.000 GPU trong mạng lưới của họ, cho phép người dùng thuê GPU H100 của NVIDIA với giá chưa đến 2 USD/giờ. Rẻ như bèo!

im_973453_jpg_75.jpg

Cơ mà, chính phủ Mỹ đâu dễ để yên. Họ đang lên kế hoạch cấm các tổ chức nước ngoài dùng dịch vụ đám mây của Mỹ để huấn luyện các mô hình AI. Nhưng các công ty đám mây thì lại “vắt tay lên trán”, lo sợ quy định này sẽ khiến khách hàng mất niềm tin, và tất nhiên, ảnh hưởng đến túi tiền của họ. Aw thì tặc lưỡi: “Ai vi phạm lệnh cấm đâu? Về mặt pháp lý, tụi tui vẫn là mấy công ty Trung Quốc mà.”
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top