VNR Content
Pearl
Hổ Sumatra, 1 trong những loài động vật nguy cấp nhất hành tinh, vừa bị phát hiện đã qua đời 3 cá thể quý hiếm tại rừng Indonesia. Điều đáng nói là người ta phát hiện những con hổ qua đời chỉ trong 1 ngày và cách nhau vài giờ, trong khi ở ngoài tự nhiên hiện nay, chỉ còn khoảng 400 con sống sót.
Hai con hổ gồm 1 đực 1 cái được tìm thấy đã chết vì mắc bẫy, chân đã bị thương, tại 1 khu rừng trồng cọ dầu trên đảo Sumatra. Vài giờ sau, người ta lại phát hiện tiếp 1 con hổ nữa chỉ còn lại cái xác đang bị găm bẫy vào cổ, cùng cái chân đã gần như đứt lìa. Hai vụ việc xảy ra cách nhau chỉ 500 mét, theo cảnh sát trưởng Hendra Sukmana.
Agus Arianto, người đứng đầu cơ quan bảo tồn Aceh, cho biết xung quanh những con hổ vẫn còn nhiều cái bẫy nữa. Chúng thường được nông dân địa phương sử dụng để bẫy các loài phá hoại mùa màng điển hình ******* rừng. Ngoài ra, bẫy cũng hay được sử dụng bởi bọn săn trộm để bắt giữ và giết hại các loài động vật hoang dã. Do vậy, khó xác định được những con hổ xấu số đã bị nhắm mục tiêu từ trước hay chỉ vô tình dính bẫy dân.
Xác 2 con hổ Sumatra chết vì dính bẫy được phát hiện hôm 24/4
Arianto cũng nói với hãng tin AFP: “Chúng tôi lên án mạnh mẽ vụ việc này. Nếu cuộc kiểm tra cho thấy có hành động cố ý gây ra cái chết cho những con vật nguy cấp đang được bảo vệ, chúng tôi sẽ đưa ra hành động quyết liệt”.
Đây thực chất chỉ là vụ việc mới nhất trong chuỗi nhiều vụ hổ bị giết ở Sumatra. Cảnh sát Aceh đã bắt giữ 4 người đàn ông vào tháng 6 năm ngoái với cáo buộc bẫy 1 con hổ, giết hại và bán xương cốt nó lấy tiền. Một trường hợp khác bị chết do trúng thuốc diệt chuột, được tẩm vào 1 con dê ở Bắc Sumatra.
Một vụ việc đau lòng khác đã xảy ra vào tháng 8 năm ngoái. Ba con hổ gồm có 2 con non đã chết sau khi bị mắc bẫy của bọn săn trộm. Hai tháng sau, lại phát hiện 1 con hổ cái khác bị chết ở tỉnh Riau, nghi do mất nước lâu ngày vì 1 chân bị mắc bẫy không thể di chuyển.
Theo luật địa phương, những người bị kết tội giết hại động vật hoang dã ở Sumatra đang được bảo vệ, có thể phải đối mặt với 5 năm tù giam cùng khoản tiền phạt 7.000 USD. Song, mức khung hình phạt này dường như không đủ để ngăn chặn hành vi săn trộm.
Theo các chuyên gia bảo tồn, nạn săn trộm ngày càng gia tăng ở Sumatra do sinh kế người dân bị đe dọa. Họ dần chuyển sang kiếm sống phi pháp, khiến nỗ lực bảo tồn của chính quyền địa phương gặp nhiều khó khăn.
>>> Khỉ đột già nhất thế giới qua đời.
Nguồn: Vice.
Hai con hổ gồm 1 đực 1 cái được tìm thấy đã chết vì mắc bẫy, chân đã bị thương, tại 1 khu rừng trồng cọ dầu trên đảo Sumatra. Vài giờ sau, người ta lại phát hiện tiếp 1 con hổ nữa chỉ còn lại cái xác đang bị găm bẫy vào cổ, cùng cái chân đã gần như đứt lìa. Hai vụ việc xảy ra cách nhau chỉ 500 mét, theo cảnh sát trưởng Hendra Sukmana.
Agus Arianto, người đứng đầu cơ quan bảo tồn Aceh, cho biết xung quanh những con hổ vẫn còn nhiều cái bẫy nữa. Chúng thường được nông dân địa phương sử dụng để bẫy các loài phá hoại mùa màng điển hình ******* rừng. Ngoài ra, bẫy cũng hay được sử dụng bởi bọn săn trộm để bắt giữ và giết hại các loài động vật hoang dã. Do vậy, khó xác định được những con hổ xấu số đã bị nhắm mục tiêu từ trước hay chỉ vô tình dính bẫy dân.
Arianto cũng nói với hãng tin AFP: “Chúng tôi lên án mạnh mẽ vụ việc này. Nếu cuộc kiểm tra cho thấy có hành động cố ý gây ra cái chết cho những con vật nguy cấp đang được bảo vệ, chúng tôi sẽ đưa ra hành động quyết liệt”.
Đây thực chất chỉ là vụ việc mới nhất trong chuỗi nhiều vụ hổ bị giết ở Sumatra. Cảnh sát Aceh đã bắt giữ 4 người đàn ông vào tháng 6 năm ngoái với cáo buộc bẫy 1 con hổ, giết hại và bán xương cốt nó lấy tiền. Một trường hợp khác bị chết do trúng thuốc diệt chuột, được tẩm vào 1 con dê ở Bắc Sumatra.
Một vụ việc đau lòng khác đã xảy ra vào tháng 8 năm ngoái. Ba con hổ gồm có 2 con non đã chết sau khi bị mắc bẫy của bọn săn trộm. Hai tháng sau, lại phát hiện 1 con hổ cái khác bị chết ở tỉnh Riau, nghi do mất nước lâu ngày vì 1 chân bị mắc bẫy không thể di chuyển.
Theo luật địa phương, những người bị kết tội giết hại động vật hoang dã ở Sumatra đang được bảo vệ, có thể phải đối mặt với 5 năm tù giam cùng khoản tiền phạt 7.000 USD. Song, mức khung hình phạt này dường như không đủ để ngăn chặn hành vi săn trộm.
Theo các chuyên gia bảo tồn, nạn săn trộm ngày càng gia tăng ở Sumatra do sinh kế người dân bị đe dọa. Họ dần chuyển sang kiếm sống phi pháp, khiến nỗ lực bảo tồn của chính quyền địa phương gặp nhiều khó khăn.
>>> Khỉ đột già nhất thế giới qua đời.
Nguồn: Vice.