cpsmartyboy
Pearl
Các nhà khoa học môi trường đã sử dụng các phương pháp không chính thống để tính tuổi của Alerce Milenario, một trong những cây bách cổ thụ già nhất thế giới.
Khoảng 5.400 năm trước, một hạt nhỏ đã nảy mầm từ tầng rừng ở miền trung Chile. Sống sót sau các trận hỏa hoạn và khai thác gỗ, cây bách Patagonian đã phát triển trở thành một trong những cây lớn nhất trong Vườn quốc gia Alerce Costero và hiện có đường kính hơn 3,9 mét.
Giờ đây, một nhà nghiên cứu tin rằng cây Alerce Milenario hoặc Gran Abuelo (cây ông cố) có thể là cây lâu đời nhất trên thế giới.
Nhà khoa học môi trường người Chile Jonathan Barichivich làm việc tại Phòng thí nghiệm Khoa học Môi trường và Khí hậu ở Paris ước tính cây này có độ tuổi 5.484 năm tuổi. Nếu quy trình tính tuổi cây độc đáo của Barichivich là chính xác thì Alerce Milenario sẽ già hơn nhiều so với Methuselah, một cây thông 4.853 tuổi ở California và hiện được cho là cây lâu đời nhất thế giới.
Các nhà nghiên cứu thường tính toán tuổi của cây bằng một quy trình được gọi là dendrochronology, bao gồm việc đếm số vòng trong thân cây. Khi cây vẫn còn sống, họ làm điều này bằng cách khoét sâu vào thân cây và kiểm tra một mẫu lõi. Họ cũng có thể lấy mẫu từ rễ và sử dụng kỹ thuật xác định niên đại bằng carbon để xác định tuổi của nó.
Nhưng Alerce Milenario của Chile quá lớn để có thể chạm tới trung tâm và rễ của nó đã trở nên quá mỏng manh sau hàng ngàn năm vì vậy Barichivich đã phải thực hiện một cách tiếp cận khác.
Barichivich chia sẻ với tạp chí Newsweek: “Mục tiêu là bảo vệ cái cây, không phải để gây xôn xao dư luận hay phá vỡ kỷ lục. Tạo một lỗ lớn trên cây chỉ để biết nó tuổi đời bao nhiêu không phải là cách hay. Thách thức khoa học là ước tính tuổi mà không xâm hại đến cái cây”.
Vào năm 2020, Barichivich và cộng tác viên Antonio Lara, một nhà khoa học về rừng và tài nguyên thiên nhiên tại Đại học Austral của Chile đã lấy một phần lõi của cây và đếm được 2.400 vòng sinh trưởng. Sau đó, họ sử dụng các kỹ thuật mô hình thống kê về tốc độ tăng trưởng của loài cây này để ngoại suy thêm. Xem xét các mẫu lõi hoàn chỉnh từ các cây khác và nghiên cứu các yếu tố môi trường có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của cây như thế nào, họ đã tạo ra một mô hình tính toán xác suất cây đã đạt đến độ tuổi nhất định. Dựa trên mô hình đó, có 80% khả năng cây đã sống hơn 5.000 năm và ước tính tuổi tổng thể là 5.484 năm. Barichivich đã bị sốc vì trước đó anh chỉ dự đoán tuổi cây rơi vào khoảng 4.000 năm tuổi.
Các nhà nghiên cứu chưa công bố kết quả nghiên cứu của họ nhưng Barichivich cho biết, ông có kế hoạch gửi một bài báo cho một tạp chí học thuật trong những tháng tới. Trước đó họ cũng đã trình bày công việc của mình tại các cuộc họp và hội nghị. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu thụ mộc học và các nhà khoa học thực vật chưa bị thuyết phục bởi các phương pháp và kết luận của họ.
Ed Cook, một nhà khoa học khí hậu chuyên về dendrochronology (phương pháp khoa học giúp xác định niên đại các vòng cây) tại Đại học Columbia chia sẻ với trang Science: “Cách duy nhất để thực sự xác định tuổi của cây là đếm các vòng theo thứ tự thời gian và yêu cầu tất cả các vòng đều có mặt”.
Bỏ qua chủ nghĩa hoài nghi, Barichivich khẳng định ước tính tuổi của ông rất quan trọng vì nó có thể giúp bảo vệ cái cây. Du khách đến thăm Công viên Quốc gia Alerce Costero có thể đi bộ ngay tới cái cây và mặc dù đã có sẵn hàng rào để bảo vệ rễ cây, nhưng mọi người vẫn leo lên trên chúng. Điều đó không chỉ gây hại cho rễ cây cổ thụ mà còn làm đất bị nén chặt, khiến Gran Abuelo khó hút nước và chất dinh dưỡng. Cây cũng bị căng thẳng do khí hậu ngày càng khô hạn, khiến rễ cây khó hút nước hơn.
Vì lớn lên ở địa phương nên Barichivich có mối liên hệ đặc biệt với Alerce Milenario và anh hy vọng nghiên cứu của mình có thể giúp mọi người hiểu hơn về nó.
Nguồn: Smithsonianmag
Giờ đây, một nhà nghiên cứu tin rằng cây Alerce Milenario hoặc Gran Abuelo (cây ông cố) có thể là cây lâu đời nhất trên thế giới.
Nhà khoa học môi trường người Chile Jonathan Barichivich làm việc tại Phòng thí nghiệm Khoa học Môi trường và Khí hậu ở Paris ước tính cây này có độ tuổi 5.484 năm tuổi. Nếu quy trình tính tuổi cây độc đáo của Barichivich là chính xác thì Alerce Milenario sẽ già hơn nhiều so với Methuselah, một cây thông 4.853 tuổi ở California và hiện được cho là cây lâu đời nhất thế giới.
Các nhà nghiên cứu thường tính toán tuổi của cây bằng một quy trình được gọi là dendrochronology, bao gồm việc đếm số vòng trong thân cây. Khi cây vẫn còn sống, họ làm điều này bằng cách khoét sâu vào thân cây và kiểm tra một mẫu lõi. Họ cũng có thể lấy mẫu từ rễ và sử dụng kỹ thuật xác định niên đại bằng carbon để xác định tuổi của nó.
Barichivich chia sẻ với tạp chí Newsweek: “Mục tiêu là bảo vệ cái cây, không phải để gây xôn xao dư luận hay phá vỡ kỷ lục. Tạo một lỗ lớn trên cây chỉ để biết nó tuổi đời bao nhiêu không phải là cách hay. Thách thức khoa học là ước tính tuổi mà không xâm hại đến cái cây”.
Vào năm 2020, Barichivich và cộng tác viên Antonio Lara, một nhà khoa học về rừng và tài nguyên thiên nhiên tại Đại học Austral của Chile đã lấy một phần lõi của cây và đếm được 2.400 vòng sinh trưởng. Sau đó, họ sử dụng các kỹ thuật mô hình thống kê về tốc độ tăng trưởng của loài cây này để ngoại suy thêm. Xem xét các mẫu lõi hoàn chỉnh từ các cây khác và nghiên cứu các yếu tố môi trường có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của cây như thế nào, họ đã tạo ra một mô hình tính toán xác suất cây đã đạt đến độ tuổi nhất định. Dựa trên mô hình đó, có 80% khả năng cây đã sống hơn 5.000 năm và ước tính tuổi tổng thể là 5.484 năm. Barichivich đã bị sốc vì trước đó anh chỉ dự đoán tuổi cây rơi vào khoảng 4.000 năm tuổi.
Ed Cook, một nhà khoa học khí hậu chuyên về dendrochronology (phương pháp khoa học giúp xác định niên đại các vòng cây) tại Đại học Columbia chia sẻ với trang Science: “Cách duy nhất để thực sự xác định tuổi của cây là đếm các vòng theo thứ tự thời gian và yêu cầu tất cả các vòng đều có mặt”.
Bỏ qua chủ nghĩa hoài nghi, Barichivich khẳng định ước tính tuổi của ông rất quan trọng vì nó có thể giúp bảo vệ cái cây. Du khách đến thăm Công viên Quốc gia Alerce Costero có thể đi bộ ngay tới cái cây và mặc dù đã có sẵn hàng rào để bảo vệ rễ cây, nhưng mọi người vẫn leo lên trên chúng. Điều đó không chỉ gây hại cho rễ cây cổ thụ mà còn làm đất bị nén chặt, khiến Gran Abuelo khó hút nước và chất dinh dưỡng. Cây cũng bị căng thẳng do khí hậu ngày càng khô hạn, khiến rễ cây khó hút nước hơn.
Vì lớn lên ở địa phương nên Barichivich có mối liên hệ đặc biệt với Alerce Milenario và anh hy vọng nghiên cứu của mình có thể giúp mọi người hiểu hơn về nó.
Nguồn: Smithsonianmag