yesterdaybt85
Pearl
Theo hãng tin CNN, một đàn cá sinh sản gồm 60 triệu con đã được phát hiện ở Biển Weddell quanh năm phủ băng tại Nam Cực. Đây là một hệ sinh thái độc đáo và chưa từng được biết đến trước đây. Vùng sinh trưởng của loài cá này có diện tích rộng bằng Malta.
Phát hiện thú vị này cho thấy chúng ta còn biết rất ít về những gì bên trong lòng đại dương.
Đàn cá đang sinh sản này được phát hiện vào tháng 2 năm 2021 bởi tàu nghiên cứu địa cực Polarstern của Đức. Khi đó, các nhà khoa học đang khảo sát vùng biển khoảng nửa km bên dưới con tàu. Các chuyên gia đã sử dụng một hệ thống camera cỡ ô tô gắn vào đuôi tàu để truyền hình ảnh lên boong tàu khi nó được kéo đi.
Cuộc thám hiểm tập trung vào các dòng hải lưu và việc phát hiện ra các ổ (tổ) hình tròn được lấp đầy bùn của bầy cá băng hoàn toàn là điều bất ngờ.
Autun Purser, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Viện Alfred Wegener ở Bremerhaven, Đức, cho biết: “Chúng tôi nhìn thấy những con cá làm tổ trong suốt thời gian 4 giờ. Trong khoảng thời gian này, chúng tôi khảo sát được sáu km (3,7 dặm) đáy biển”. Ông là tác giả chính của nghiên cứu về đàn cá băng đăng trên tạp chí Current Biology hôm thứ Năm.
Purser nói: “Tôi chưa bao giờ thấy bất cứ thứ gì giống như vậy trong 15 năm nghiên cứu về đại dương. Sau lần lặn đó, chúng tôi đã gửi email cho các chuyên gia trên bờ, những người biết về loài cá như thế này. Họ nói, vâng, đây là điều khá độc đáo”.
Các nhà nghiên cứu cho biết thuộc địa này có diện tích hơn 240 km vuông (93 dặm vuông). Với trung bình cứ ba mét vuông lại có một ổ (tổ), họ ước tính rằng đàn này bao gồm khoảng 60 triệu tổ đang hoạt động. Mỗi tổ cách đều nhau sâu khoảng 15 cm (6 inch) và đường kính 75 cm, chứa trung bình 1.735 quả trứng. Hầu hết đều được canh giữ bởi một con cá trưởng thành. Một số tổ chỉ chứa trứng và một số tổ không được sử dụng.
Postlethwait cho biết thêm qua email: “Khoảng cách giữa các tổ giống như khoảng cách của những con chim trên đường dây điện thoại. Một số loài động vật thích giao lưu, nhưng vẫn có giới hạn. Việc tập hợp có thể mang lại lợi thế cho chúng trong việc tìm kiếm bạn tình nhưng cũng tạo thành mục tiêu cho những loài thú săn mồi khác”.
Theo Purser, con cá dường như bị thu hút bởi một vùng nước ấm hơn (nhiệt độ tại đây khoảng 0 độ C) (lưu ý rằng nhiệt độ đóng băng của nước biển thấp hơn nước ngọt).
Các nhà nghiên cứu đã triển khai hai hệ thống camera để theo dõi các tổ cá băng cho đến khi một tàu nghiên cứu quay trở lại. Hy vọng rằng những bức ảnh sẽ giúp con người nắm bắt được nhiều hơn về hệ sinh thái tổ cá. Một câu hỏi mà các nhà nghiên cứu muốn trả lời là cá trưởng thành canh giữ trứng trong bao lâu - các chuyên gia nghi ngờ có thể là vài tháng - và đó là cá đực hay cá cái đứng canh.
H. William Detrich, giáo sư danh dự về hóa sinh và sinh vật biển tại Đại học Northeastern (người không tham gia vào nghiên cứu) cho biết: “Có vẻ như hành vi sinh sản của hầu hết cá băng xoay quanh sự tán tỉnh của con đực đối với con cái thông qua việc xây dựng một cái tổ đủ tốt”.
Theo các nhà nghiên cứu, phát hiện cho thấy một hệ sinh thái độc đáo và họ nói rằng khu vực này nên được đưa vào danh sách bảo vệ. Detrich nói thêm: “Ý nghĩa của việc bảo tồn loài này là rất rõ ràng - một khu bảo tồn biển nên được thành lập ở Biển Weddell để ngăn chặn việc khai thác loài cá băng này”.
Biển Weddell được bao phủ bởi băng quanh năm nhưng lớp băng tương đối mỏng (khoảng 0,9 mét). Điều này có nghĩa là quá trình quang hợp vẫn có thể diễn ra và sự sống có thể phát triển. Purser cho biết đáy biển Weddell không quá cằn cỗi với bọt biển, san hô, bạch tuộc và cá sao ẩn nấp dọc theo đáy biển.
Khoảng 2.000 con hải cẩu cũng sống trong khu vực và có khả năng lặn trong khu vực sinh sản và ăn cá băng (dù các nhà khoa học chưa có bằng chứng xác thực).
Purser cho rằng hành vi làm tổ như vậy thường thấy ở các loài cá nước ngọt. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên ông nhìn thấy ở các sinh vật biển. Ông nói: “Tôi đoán có lẽ chúng tôi chỉ mới quay được 1% đáy biển Weddell, và ai biết được những gì khác đang ẩn giấu xung quanh nơi này. Tôi tin rằng có nhiều lỗ hổng trong kiến thức của chúng ta về biển sâu”.
Người ta đang tìm hiểu xem hải cẩu có lặn xuống và bắt cá băng làm thức ăn hay không
Nguồn: CNN
Phát hiện thú vị này cho thấy chúng ta còn biết rất ít về những gì bên trong lòng đại dương.
Sinh vật không có hồng cầu
Vùng đất rộng lớn này là nơi sinh sản của loài cá băng (Neopagetopsis ionah). Loài cá này có hộp sọ có thể nhìn xuyên thấu và máu trong suốt. Cá băng là động vật có xương sống duy nhất không có tế bào hồng cầu. Để tồn tại ở nhiệt độ thấp như vậy, nó đã phát triển một loại protein chống đóng băng trong máu. Protein này có tác dụng ngăn các tinh thể băng hình thành.Đàn cá đang sinh sản này được phát hiện vào tháng 2 năm 2021 bởi tàu nghiên cứu địa cực Polarstern của Đức. Khi đó, các nhà khoa học đang khảo sát vùng biển khoảng nửa km bên dưới con tàu. Các chuyên gia đã sử dụng một hệ thống camera cỡ ô tô gắn vào đuôi tàu để truyền hình ảnh lên boong tàu khi nó được kéo đi.
Cuộc thám hiểm tập trung vào các dòng hải lưu và việc phát hiện ra các ổ (tổ) hình tròn được lấp đầy bùn của bầy cá băng hoàn toàn là điều bất ngờ.
Autun Purser, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Viện Alfred Wegener ở Bremerhaven, Đức, cho biết: “Chúng tôi nhìn thấy những con cá làm tổ trong suốt thời gian 4 giờ. Trong khoảng thời gian này, chúng tôi khảo sát được sáu km (3,7 dặm) đáy biển”. Ông là tác giả chính của nghiên cứu về đàn cá băng đăng trên tạp chí Current Biology hôm thứ Năm.
Sự hấp dẫn, thú vị của khám phá
Bốn lần lặn khác của máy ảnh cho thấy mức độ ấn tượng khu sinh sản của bầy cá băng. John Postlethwait, giáo sư sinh học tại Đại học Oregon, người nghiên cứu về loài cá này cho biết: “Đây thực sự là một khám phá đáng ngạc nhiên. Nó mang rất nhiều ý nghĩa. Mức độ sinh khối này ngoài dự kiến của tôi. Và việc những con cá thay đổi lớp trầm tích để tạo ra ổ cho riêng mình cũng đáng ngạc nhiên”.Các nhà nghiên cứu cho biết thuộc địa này có diện tích hơn 240 km vuông (93 dặm vuông). Với trung bình cứ ba mét vuông lại có một ổ (tổ), họ ước tính rằng đàn này bao gồm khoảng 60 triệu tổ đang hoạt động. Mỗi tổ cách đều nhau sâu khoảng 15 cm (6 inch) và đường kính 75 cm, chứa trung bình 1.735 quả trứng. Hầu hết đều được canh giữ bởi một con cá trưởng thành. Một số tổ chỉ chứa trứng và một số tổ không được sử dụng.
Postlethwait cho biết thêm qua email: “Khoảng cách giữa các tổ giống như khoảng cách của những con chim trên đường dây điện thoại. Một số loài động vật thích giao lưu, nhưng vẫn có giới hạn. Việc tập hợp có thể mang lại lợi thế cho chúng trong việc tìm kiếm bạn tình nhưng cũng tạo thành mục tiêu cho những loài thú săn mồi khác”.
Theo Purser, con cá dường như bị thu hút bởi một vùng nước ấm hơn (nhiệt độ tại đây khoảng 0 độ C) (lưu ý rằng nhiệt độ đóng băng của nước biển thấp hơn nước ngọt).
H. William Detrich, giáo sư danh dự về hóa sinh và sinh vật biển tại Đại học Northeastern (người không tham gia vào nghiên cứu) cho biết: “Có vẻ như hành vi sinh sản của hầu hết cá băng xoay quanh sự tán tỉnh của con đực đối với con cái thông qua việc xây dựng một cái tổ đủ tốt”.
Theo các nhà nghiên cứu, phát hiện cho thấy một hệ sinh thái độc đáo và họ nói rằng khu vực này nên được đưa vào danh sách bảo vệ. Detrich nói thêm: “Ý nghĩa của việc bảo tồn loài này là rất rõ ràng - một khu bảo tồn biển nên được thành lập ở Biển Weddell để ngăn chặn việc khai thác loài cá băng này”.
Biển Weddell được bao phủ bởi băng quanh năm nhưng lớp băng tương đối mỏng (khoảng 0,9 mét). Điều này có nghĩa là quá trình quang hợp vẫn có thể diễn ra và sự sống có thể phát triển. Purser cho biết đáy biển Weddell không quá cằn cỗi với bọt biển, san hô, bạch tuộc và cá sao ẩn nấp dọc theo đáy biển.
Khoảng 2.000 con hải cẩu cũng sống trong khu vực và có khả năng lặn trong khu vực sinh sản và ăn cá băng (dù các nhà khoa học chưa có bằng chứng xác thực).
Purser cho rằng hành vi làm tổ như vậy thường thấy ở các loài cá nước ngọt. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên ông nhìn thấy ở các sinh vật biển. Ông nói: “Tôi đoán có lẽ chúng tôi chỉ mới quay được 1% đáy biển Weddell, và ai biết được những gì khác đang ẩn giấu xung quanh nơi này. Tôi tin rằng có nhiều lỗ hổng trong kiến thức của chúng ta về biển sâu”.
Nguồn: CNN