Phát hiện đột phá trong thiên văn học: dự đoán được thời điểm "dùng bữa" của lỗ đen

A-Train The Seven

...'cause for once, I didn't hate myself.
Các nhà thiên văn học đã đạt được một bước tiến mới trong việc hiểu hành vi bí ẩn của hố đen: dự đoán thời điểm một hố đen khổng lồ "dùng bữa" sau khi quan sát nó xé toả và nuốt chửng một ngôi sao gần đó.

Năm 2018, một cuộc khảo sát tự động từ Trái đất đã phát hiện ra sự gia tăng đột ngột độ sáng từ một thiên hà cách chúng ta khoảng 860 triệu năm ánh sáng. Vụ bùng phát này, sáng hơn Mặt trời hàng tỷ lần, cho thấy một ngôi sao đang bị xé toạc và nuốt chửng bởi một hố đen siêu lớn nằm ở trung tâm thiên hà đó. Hố đen này có khối lượng gấp khoảng 50 triệu lần Mặt trời.

Khi tiến gần đến hố đen, vật chất của ngôi sao bị nung nóng, phát ra tia X và tia cực tím đủ mạnh để các kính viễn vọng không gian có thể phát hiện. Các tín hiệu này mờ dần sau hơn một năm, cho thấy hố đen đã nuốt trọn ngôi sao. Tuy nhiên, hai năm sau, các tín hiệu bất ngờ bùng phát trở lại. Điều này cho thấy lõi của ngôi sao vẫn sống sót sau lần tiếp cận đầu tiên, trong khi các lớp vỏ ngoài đã bị phá hủy.

1723949115225.png


Dựa trên dữ liệu về ngôi sao và quỹ đạo của nó, các nhà thiên văn học đã sử dụng mô hình để dự đoán "bữa ăn" gần cuối cùng của hố đen trước tháng 8/2023. Kết quả này đã được xác nhận bởi kính viễn vọng tia X Chandra, ghi nhận sự giảm độ sáng phát ra từ hệ thống này đúng như dự đoán.

"Ban đầu, chúng tôi nghĩ rằng đây là một trường hợp điển hình của việc hố đen xé toạc hoàn toàn một ngôi sao," Thomas Wevers, người dẫn đầu các quan sát năm 2023 tại Viện Khoa học Kính viễn vọng Không gian ở Baltimore, cho biết. "Nhưng thay vào đó, ngôi sao dường như vẫn sống sót để tiếp tục tồn tại." "Hố đen về cơ bản đã 'lau miệng' và 'rời khỏi bàn ăn'," Dheeraj Pasham, nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Massachusetts, người đứng đầu nghiên cứu mới nhất, cho biết thêm.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top