thuha19051234
Pearl
Sự phân bố không đồng đều của các ngôi sao trong một số nhóm gần đó, có thể cung cấp bằng chứng cho MOND – một lý thuyết hấp dẫn gây xôn xao cộng đồng khoa học, nó có thể bác bỏ cả định luật hấp dẫn của Newton và sự tồn tại của vật chất tối. Các nhà thiên văn học đã quan sát các nhóm sao trong thiên hà của chúng ta và đã tìm thấy những bằng chứng thách thức định luật hấp dẫn của Newton nhưng theo một cách gây tranh cãi, từ đó mở ra hiểu biết của chúng ta về vũ trụ. Đây được cho là phát hiện kỳ lạ, có thể hỗ trợ cho một ý tưởng khác là loại bỏ hoàn toàn vật chất tối. Đó là những nhóm sao mở có liên kết lỏng lẻo, lên tới vài trăm ngôi sao nằm trong các thiên hà lớn hơn. Các nhóm sao mở có các vệt sao, được gọi là "đuôi thủy triều" ở phía trước và phía sau chúng. Điều này đặt ra câu hỏi về định luật vạn vật hấp dẫn của Newton, vốn gợi ý rằng phải có cùng số lượng sao ở cả hai đuôi thủy triều.
Quan sát mới cho thấy các ngôi sao có số lượng không đều ở phần "đuôi thủy triều" MOND, còn được gọi là động lực học Milgromian theo tên nhà vật lý thiên văn Mordehai Milgrom, người đã phát triển nó vào đầu những năm 1980, lập luận rằng động lực học Newton thông thường không áp dụng trên quy mô rất lớn của các thiên hà và cụm thiên hà. Lý thuyết này cũng kéo theo hệ quả là vật chất tối không tồn tại - ý tưởng bị hầu hết các nhà vật lý thiên văn bác bỏ. Ông cũng cho biết, sự phân bố không đồng đều của các ngôi sao là rất đáng chú ý, nhưng chưa đủ lớn để có thể tồn tại bất kỳ loại vật chất tối nào có liên quan (vật chất tối là một chất vô hình được cho là tạo ra lực hấp dẫn mạnh mẽ đối với vật chất nhìn thấy được của vũ trụ)
Cụm sao Hyades (phía trên) có số lượng sao ở phía trước nhiều hơn phía sau, tương đương với mô phỏng máy tính lý thuyết MOND Có thể những quan sát này sẽ trở thành công cụ "thay đổi cuộc chơi", phá bỏ tất cả những gì đã được thực hiện trên các thiên hà giả định vật chất tối và lực hấp dẫn của Newton. >>>Kính viễn vọng James Webb "bắt" được hình ảnh đám mây đồng hồ cát "siêu độc đáo" Nguồn livescience