Phát hiện loài hoa tưởng đã tuyệt chủng gần 40 năm

N
Giáp Lê
Phản hồi: 0

nhhgiap

Pearl
Trong một khoảnh rừng mây còn sót lại ở phía tây Ecuador, các nhà thực vật học và sinh thái học đã phát hiện một loài thảo mộc có hoa (Gasteranthus extinctus) được tuyên bố tuyệt chủng gần 40 năm. Điều này chắc chắn đến nỗi người ta đặt cho nó cái tên “extinctus” (nghĩa là tuyệt chủng).
Mặc dù môi trường sống đang bị chia cắt và cô lập, Gasteranthus extinctus vẫn sống khỏe mạnh và mang lại hy vọng cho tương lai bảo tồn.

Nơi từng là tiên cảnh

Khi các nhà sinh vật học đặt tên cho một loài thảo mộc nhiệt đới có hoa ở Ecuador là Gasteranthus extinctus vào năm 2000, họ rất thương tiếc cho một loài thực vật chắc chắn sẽ biến mất do kinh doanh trang trại mở rộng. Mẫu vật đầu tiên của loài này được thu thập vào năm 1985 tại Centinela Ridge, nơi từng có những cánh rừng mây ẩm bao phủ chân núi Andes ở miền tây Ecuador. Đến năm 2000, khu vực này bị chặt phá và cày xới để trồng cây công nghiệp.
Phát hiện loài hoa tưởng đã tuyệt chủng gần 40 năm
Gasteranthus extinctus cuối cùng mọc gần một thác nước
“Centinela là một địa điểm thần thoại đối với các nhà thực vật nhiệt đới. Nơi đây là nhà của nhiều loài động thực vật không tồn tại ở bất kỳ đâu trên thế giới”, Nigel Pitman, một nhà sinh thái học tại Bảo tàng Field ở Chicago, người đồng dẫn đầu cuộc thám hiểm cho biết.
Sự hủy diệt hoàn toàn và tàn khốc đến mức có một thuật ngữ riêng cho những sự kiện tương tự: tuyệt chủng Centinelan, miêu tả sự tuyệt chủng đến đột ngột với một loài có môi trường sống đặc biệt nhỏ. Ví dụ như kỳ giông mù Texas, cùng với tôm mù mà nó ăn, chỉ sống trong một số vũng nước thuộc một hang động ở trung tâm Texas. Và dọc theo Centinela Ridge, tồn tại duy nhất một loại thảo mộc nhỏ với những bông hoa màu cam rực rỡ.

Hành trình mang tên "Hy vọng"

Nhóm nhà sinh vật học chắc chắn rằng G. extinctus, cùng với một số loài thực vật khác, là nạn nhân của vụ phá rừng Centinela Ridge. Những mất mát là một phần của mô hình tàn phá rừng ở Ecuador, 97% diện tích rừng từng bao phủ phía Tây đất nước nay đã biến mất, chỉ còn sót lại vài mảnh rừng giữa những cánh đồng công nghiệp mới. Mặc dù hy vọng gặp lại G. extinctus là rất mong manh, Pitman và White cùng các đồng nghiệp vẫn lên đường đến Centinela Ridge.
Quan sát từ ảnh vệ tinh, họ phát hiện một vết mây nhỏ tại khu vực rừng Centinela Ridge và đó chính là khởi đầu cho chuyến hành trình tìm lại màu cam rực rỡ. “Chúng tôi rất vui vì đã gặp lại người bạn tưởng như biến mất mãi mãi, nhưng còn vui hơn khi nhận thấy dấu hiệu đầu tiên của sự hồi sinh đã quay lại với cánh rừng”, Pitman nói.

Phát hiện loài hoa tưởng đã tuyệt chủng gần 40 năm
Nhóm thám hiểm phát hiện G. extinctus khi đang di chuyển gần một thác nước trong một khu bảo tồn tư nhân có tên Bosque y Cascada Las Rocas. Để chắc chắn, họ gửi ảnh cho chuyên gia và nhận được xác nhận: đó chính xác là bông hoa họ đang tìm kiếm. Sau vài vòng lùng sục, nhóm phát hiện thêm nhiều hoa G. extinctus và đã tiến hành lấy mẫu để giải trình tự DNA phục vụ cho nghiên cứu sâu hơn.
Hiện Pitman, White và các đồng nghiệp đang làm việc với một số nhà bảo tồn người Ecuador để bảo vệ những mảnh sót lại của rừng Centinela Ridge. Chúng không chỉ là tiền đồn cuối cùng của G. extincus mà còn là nơi cư trú của các loài động thực vật mất tích trong nhiều thập kỷ.

Vẫn chưa muộn

White cho biết: “Việc khám phá lại loài hoa này cho thấy vẫn chưa muộn để xoay chuyển những thảm họa thiên nhiên mà con người nghĩ là tồi tệ nhất, không vô ích khi cố gắng bảo tồn những khu vực nhỏ và bị suy thoái nghiêm trọng. Nhiệm vụ quan trọng trên hết là phải rà soát lại danh sách động thực vật tại các cánh rừng ở phía tây Ecuador”.
Thực tế, White và Pitman tin rằng việc tuyên bố một loài hoa tuyệt chủng trong 40 năm chủ yếu là do các nhà khoa học quá nhanh từ bỏ hy vọng và chấp nhận Centinela Ridge cùng hệ sinh thái của nó đã chết. Những người đặt tên cho bông hoa này là G. extinctus cũng có một phần trách nhiệm trong việc củng cố niềm tin nó đã tuyệt chủng.
White cho biết: “Vẫn còn rất nhiều loài quan trọng tồn tại ở đó, mặc dù về tổng quan, bánh xe tuyệt chủng đã bắt đầu lăn về phía chúng ta”.


>>> Cây cối có thể thải bỏ kim loại độc.
Nguồn: Forbes
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top