VNR Content
Pearl
Theo Sci-News, cuộc nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà cổ sinh vật học Kimberley Chapelle từ Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Mỹ và Đại học Witwatersrand (Nam Phi) ở châu Phi vừa khám phá ra một loài khủng long mới của kỷ Jura, đặt tên tạm thời là Massospondylus carinatus.
Phát hiện này dựa trên một "hóa thạch bị lãng quên trong bảo tàng", là một khúc xương chân trước được khai quật từ Nam Phi tận năm 1987.
Hóa thạch này cho thấy loài mới chỉ có cân nặng khoảng 75 kg, tức tương đương với một nam giới trưởng thành. Cân nặng này khiến cho nó trở thành một "kẻ lạc loài" vào thời điểm sinh sống 195 triệu năm trước, tức thuộc "kỷ nguyên quái vật" Jura, đầy những con khủng long khổng lồ.
Cũng có những loài khác nhỏ bé như nó hoặc nhỏ hơn, nhưng hầu hết không phải là khủng long. "Sốc" hơn, sinh vật này lại thuộc một nhóm khủng long nổi tiếng là Sauropodomorph, tức "khủng long dạng chân thằn lằn".
Ảnh đồ họa mô tả Massospondylus carinatus - Ảnh: Nobu Tamura/SCI-NEWS
Đại diện phổ biến của nhóm này chính là những con khủng long cổ dài, đuôi dài, chân to như cột đình và nặng hàng chục tấn, lang thang trong các kỷ Jura - Phấn Trắng. Những con Sauropodomorph thuộc phân nhánh "thằn lằn hộ pháp" lớn nhất có thể nặng tới 90 tấn.
Bất chấp điều đó, quái thú bé nhỏ mới vẫn là một Sauropodomorph với vẻ ngoài không khác mấu so với thằn lằn hộ pháp, tuy nhiên cơ thể nó có phần "thon thả" hơn và có thể đứng hai chân trong một số hoàn cảnh, theo hình ảnh được phục dựng.
Không những vậy, nó còn là một loài tổ tiên của các Sauropodomorph khổng lồ sau này, một sinh vật kết nối giữa hai thời đại. Sauropodomorph tiến hóa lần đầu vào thời kỳ Carnian (233-231 triệu năm trước) của kỷ Tam Điệp (trước kỷ Jura) dưới hình dạng những loài ăn tạp nhỏ nặng dưới 15 kg.
Sauropodomorph tiến hóa nhanh đến nỗi vào giai đoạn 190-199 triệu năm trước, khi kỷ Jura chỉ vừa mới bắt đầu, chúng đã có khối lượng phổ biến vượt quá 10 tấn và trở thành những con vật ăn cỏ.
Quái thú mới Massospondylus carinatus là một đại diện dị thường nhất, giống như "rơi lại" từ kỷ nguyên trước. Tuy nhiên chính điều đó khiến nó trở thành một đại diện đặc biệt, một mối liên kết thú vị giữa hai thời kỳ bé nhỏ và khổng lồ của dòng dõi khủng long này.
Phát hiện này dựa trên một "hóa thạch bị lãng quên trong bảo tàng", là một khúc xương chân trước được khai quật từ Nam Phi tận năm 1987.
Hóa thạch này cho thấy loài mới chỉ có cân nặng khoảng 75 kg, tức tương đương với một nam giới trưởng thành. Cân nặng này khiến cho nó trở thành một "kẻ lạc loài" vào thời điểm sinh sống 195 triệu năm trước, tức thuộc "kỷ nguyên quái vật" Jura, đầy những con khủng long khổng lồ.
Cũng có những loài khác nhỏ bé như nó hoặc nhỏ hơn, nhưng hầu hết không phải là khủng long. "Sốc" hơn, sinh vật này lại thuộc một nhóm khủng long nổi tiếng là Sauropodomorph, tức "khủng long dạng chân thằn lằn".
Đại diện phổ biến của nhóm này chính là những con khủng long cổ dài, đuôi dài, chân to như cột đình và nặng hàng chục tấn, lang thang trong các kỷ Jura - Phấn Trắng. Những con Sauropodomorph thuộc phân nhánh "thằn lằn hộ pháp" lớn nhất có thể nặng tới 90 tấn.
Bất chấp điều đó, quái thú bé nhỏ mới vẫn là một Sauropodomorph với vẻ ngoài không khác mấu so với thằn lằn hộ pháp, tuy nhiên cơ thể nó có phần "thon thả" hơn và có thể đứng hai chân trong một số hoàn cảnh, theo hình ảnh được phục dựng.
Không những vậy, nó còn là một loài tổ tiên của các Sauropodomorph khổng lồ sau này, một sinh vật kết nối giữa hai thời đại. Sauropodomorph tiến hóa lần đầu vào thời kỳ Carnian (233-231 triệu năm trước) của kỷ Tam Điệp (trước kỷ Jura) dưới hình dạng những loài ăn tạp nhỏ nặng dưới 15 kg.
Sauropodomorph tiến hóa nhanh đến nỗi vào giai đoạn 190-199 triệu năm trước, khi kỷ Jura chỉ vừa mới bắt đầu, chúng đã có khối lượng phổ biến vượt quá 10 tấn và trở thành những con vật ăn cỏ.
Quái thú mới Massospondylus carinatus là một đại diện dị thường nhất, giống như "rơi lại" từ kỷ nguyên trước. Tuy nhiên chính điều đó khiến nó trở thành một đại diện đặc biệt, một mối liên kết thú vị giữa hai thời kỳ bé nhỏ và khổng lồ của dòng dõi khủng long này.