From Beijing with Love
Cháu đã lớn thế này rồi à. Lại đây chú ôm cái coi.
Các nhà khoa học từ Đại học Birmingham (Anh) và Viện Hóa học Max Planck (Đức) đã tiến hành một nghiên cứu so sánh các phương pháp nấu ăn truyền thống như chiên, xào, luộc với nồi chiên không dầu, nhằm đánh giá mức độ ô nhiễm không khí trong nhà bếp. Thí nghiệm được thực hiện trong một môi trường phòng thí nghiệm mô phỏng nhà bếp, sử dụng ức gà làm đối tượng nghiên cứu. Các phương pháp được so sánh bao gồm: chiên chảo, chiên ngập dầu, xào, luộc và sử dụng nồi chiên không dầu.
Kết quả nghiên cứu đã gây bất ngờ khi cho thấy nồi chiên không dầu là phương pháp ít gây ô nhiễm nhất. Việc đo lường nồng độ hạt vật chất (PM, tính bằng microgam trên mét khối - μg/m3) cho thấy mức độ PM đạt đỉnh ở mức 92,9 μg/m3 khi chiên chảo, 26,7 μg/m3 khi xào, 7,7 μg/m3 khi chiên ngập dầu, 0,7 μg/m3 khi luộc và chỉ 0,6μg/m3 khi sử dụng nồi chiên không dầu. Điều này đồng nghĩa với việc mức độ ô nhiễm từ nồi chiên không dầu thấp hơn tới 150 lần so với chiên chảo.
Đối với hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC, tính bằng phần tỷ), nghiên cứu ghi nhận mức cao nhất là 260 khi chiên chảo, 230 khi chiên ngập dầu, 110 khi xào, 30 khi luộc và chỉ 20 khi sử dụng nồi chiên không dầu. Như vậy, việc rán gà bằng chảo truyền thống thải ra lượng hợp chất hữu cơ dễ bay hơi gấp 13 lần so với nồi chiên không dầu.
Phát hiện này mang đến một lý do nữa để tin tưởng vào công dụng của nồi chiên không dầu: giảm thiểu các hợp chất gây ô nhiễm trong không khí nhà bếp, vốn có liên quan đến các vấn đề sức khỏe như nhiễm trùng đường hô hấp, suy tim và thậm chí chứng mất trí nhớ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thông gió nhà bếp tốt trong và sau khi nấu ăn, bất kể phương pháp nấu nào được sử dụng.
Kết quả nghiên cứu đã gây bất ngờ khi cho thấy nồi chiên không dầu là phương pháp ít gây ô nhiễm nhất. Việc đo lường nồng độ hạt vật chất (PM, tính bằng microgam trên mét khối - μg/m3) cho thấy mức độ PM đạt đỉnh ở mức 92,9 μg/m3 khi chiên chảo, 26,7 μg/m3 khi xào, 7,7 μg/m3 khi chiên ngập dầu, 0,7 μg/m3 khi luộc và chỉ 0,6μg/m3 khi sử dụng nồi chiên không dầu. Điều này đồng nghĩa với việc mức độ ô nhiễm từ nồi chiên không dầu thấp hơn tới 150 lần so với chiên chảo.
Đối với hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC, tính bằng phần tỷ), nghiên cứu ghi nhận mức cao nhất là 260 khi chiên chảo, 230 khi chiên ngập dầu, 110 khi xào, 30 khi luộc và chỉ 20 khi sử dụng nồi chiên không dầu. Như vậy, việc rán gà bằng chảo truyền thống thải ra lượng hợp chất hữu cơ dễ bay hơi gấp 13 lần so với nồi chiên không dầu.
Phát hiện này mang đến một lý do nữa để tin tưởng vào công dụng của nồi chiên không dầu: giảm thiểu các hợp chất gây ô nhiễm trong không khí nhà bếp, vốn có liên quan đến các vấn đề sức khỏe như nhiễm trùng đường hô hấp, suy tim và thậm chí chứng mất trí nhớ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thông gió nhà bếp tốt trong và sau khi nấu ăn, bất kể phương pháp nấu nào được sử dụng.