Phát hiện người đàn ông 'lạ' trong lăng mộ cháu gái Võ Tắc Thiên?

Mới đây, khi khai quật lăng mộ của công chúa nhà Đường, cháu gái của Võ Tắc Thiên. Các nhà khảo cổ đã sửng sốt khi phát hiện hài cốt của người đàn ông.
Phát hiện người đàn ông 'lạ' trong lăng mộ cháu gái Võ Tắc Thiên?
Lăng mộ của công chúa Vĩnh Thái
Đặc biệt, lý do khiến các nhà khai quật quan tâm là lý do thực sự của nàng sau hơn 1.200 năm là gì?
Càn Lăng là nơi an nghỉ của nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên và chồng là Đường Cao Tông Lý Trị. Tọa lạc trên đỉnh núi Lương Sơn, Càn Lăng là công trình kiến trúc nổi tiếng tại huyện Càn, tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc). Lăng mộ nguy nga này phải mất tới hơn 20 năm xây dựng mới hoàn thành.
Càn Lăng có kiến trúc độc đáo và quy mô rất lớn do việc xây lăng được tiến hành khi nhà Đường đang trong giai đoạn thịnh trị, quốc thái dân an.
Ngoài ra, xung quanh Càn Lăng còn có 17 lăng mộ nhỏ hơn. Trong số đó, có một lăng mộ đặc biệt nhất. Đó là nơi an nghỉ của công chúa Vĩnh Thái Lý Tiên Huệ. Nàng là con gái thứ 7 của Đường Trung Tông Lý Hiển, đồng thời là cháu nội của nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên.
Vào tháng 9/1960, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một lăng mộ lớn ở ngoại ô Hàm Dương, thuộc tỉnh Thiểm Tây. Sau khi kiểm tra, các chuyên gia xác định đây là lăng mộ của công chúa Vĩnh Thái, mỹ nhân chết thảm sau khi tham gia gièm pha về nam sủng của Võ Tắc Thiên.
Ngay khi bước vào lăng mộ, các chuyên gia sững sờ khi phát hiện có hài cốt của một người đàn ông. Người đàn ông này chết trong tư thế ngồi, bên cạnh còn có một chiếc rìu sắt. Thi thể của người này đã mục nát và chiếc rìu cũng bị rỉ sét từ lâu. Dựa theo các dấu vết xâm phạm trong lăng mộ, các chuyên gia xác định người đàn ông kỳ lạ này thực chất là một tên trộm và bị chính đồng bọn giết chết.
Các chuyên gia khảo cổ phát hiện lăng mộ của công chúa Vĩnh Thái đã bị trộm mộ xâm phạm. Tuy nhiên, số lượng lớn vàng, bạc, ngọc bích, tượng nhỏ bằng gốm, tranh tường cùng nhiều đồ vật tùy táng quý giá vẫn được tìm thấy trong lăng mộ này.
Ngoài ra, sau khi kiểm tra văn bia, các chuyên gia phát hiện ra rằng nguyên nhân cái chết của công chúa Vĩnh Thái hoàn toàn khác với những gì được ghi chép trong sử sách. Liên quan đến cái chết của vị công chúa này, ghi chép trong "Tân Đường thư" và "Cựu Đường thư" lại khác nhau. Theo Tân Đường thư, Vĩnh Thái công chúa bị xử tử cùng với chồng và anh trai. Tuy nhiên, ghi chép trong Cựu Đường thư lại cho rằng, nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên mặc dù rất tức giận nhưng không trực tiếp xử tử ba người cháu. Thay vào đó, bà giao cho thái tử Lý Hiển xử lý.
Lý Hiển hiểu rằng nếu ông không xử lý việc này thì hậu quả sẽ còn nghiêm trọng hơn. Kết quả, công chúa Vĩnh Thái cùng chồng và anh trai buộc phải ******. Mấy năm sau, khi Lý Hiển lên ngôi hoàng đế, vì cảm thấy có lỗi với con gái, nên ông đã truy phong cho nàng là công chúa Vĩnh Thái và cải táng nàng trong lăng mộ bề thế.
Tuy nhiên, dòng chữ trên văn bia tiết lộ nguyên nhân cái chết của công chúa Vĩnh Thái. Hóa ra nàng không phải ****** hay bị Võ Tắc Thiên sát hại. Thay vào đó, nguyên nhân khiến nàng công chúa chỉ mới 17 tuổi này qua đời là vì khó sinh. Dòng chữ "châu thai hủy nguyệt" (chỉ bào thai phá hủy cơ thể của người mẹ) đã tiết lộ nguyên nhân cái chết của công chúa Vĩnh Thái.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top